Huyện Tiên Lãng có em tên Dĩnh[1],

Tuổi lên mười, mà tính rất ngoan,

Thấy quân giặc Pháp hung tàn

Giết người, cướp của, đốt làng mà đau

Thấy dân quân thi nhau chiến đấu,

Họ hy sinh xương máu vì dân,

Em thương anh chị dân quân,

Em làm liên lạc, góp phần đánh Tây.

Cuối năm ngoái, giặc vây Tiên Lãng,

Chúng bắt em, tra tấn thảm thay,

Dìm xuống nước, treo lên cây,

Thân hình tiều tụy, chân tay tím bầm.

Chúng bảo em chỉ hầm bí mật,

Em cắn răng, không thốt một lời.

Khi giặc tìm thấy hầm rồi,

Bắt em chui xuống tìm người trốn đây…

Em khẽ bảo:

“Các anh chị ngồi quay lưng lại”,

Em lấy bùn đắp đại lên lưng…

Rồi lên báo với giặc rằng:

“Không ma nào trốn ở trong hầm này”.

Giặc gầm thét rằng: “Mày nói dối!”

Lại đánh em túi bụi một hồi.

Em rằng: “Các “quan” nghi tôi

Thì cùng tôi xuống tìm tòi mà xem!”

Giặc cho lính cùng em tìm lại,

Đập lung tung, chẳng thấy ai ra…

Chờ khi giặc đã kéo xa,

Ba người cán bộ chui ra khỏi hầm.

Cháu Bác Hồ thật là oanh liệt,

Giữ bí mật, dù chết không khai.

Cứu cán bộ khỏi giặc Tây,

Các em kháng chiến càng ngày càng hăng.

C.B.

-----------

[1]. Bí danh (TG).

Báo Nhân Dân, số 59, ngày 29-5-1952, tr.5.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.