Từ năm 1948, Mỹ “giúp”­ các nước Tây Âu và bọn bù nhìn phản động ở châu Á. Cách giúp và kết quả của việc giúp ấy thế nào? Một thí dụ:

Đến­ 1952, Mỹ đã “giúp” Pháp 2.458 triu đôla, trong đó chỉ có 411 triu là máy móc, dụng cụ, ngoài ra là máy bay, súng đạn.

Kết quả cho Pháp: Ngân sách quân s năm 1939 là 377 ngàn triệu, năm 1952 tăng đến 1.463 ngàn triệu. Thuế năm 1947 là 347 ngàn triệu, 1952 tăng đến 1.784 ngàn triệu. So với năm 1938 thì lương bng thực tế của công nhân và công chức trong năm 1947 là 79 phần trăm, đến năm 1952 sụt xuống chỉ bằng 50 phần trăm.

Mỹ “giúp” Pháp và các nước giống như người ta chất vàng lên lưng con lừa: Vàng càng nhiều càng nặng thì lừa càng khổ, đến nỗi phải qụy xuống. Thế là giúp d.

Sau Thế giới chiến tranh lần thứ hai, Liên Xô vừa ra sức xây dựng kinh tế của mình, vừa giúp các nước dân chủ mới. Kết quả sự giúp đỡ ấy như sau: So với trước ngày chiến tranh, năm 1952, công nghệ của

- Ba Lan tăng 2 lần rưỡi,

- Tiệp Khắc tăng 3 lần rưỡi,

- Hung tăng 2 lần rưỡi,

- Lỗ[1] tăng 4 lần rưỡi,

- Bảo[2] tăng 7 lần,

- Anbani tăng 12 lần,

- Trung Quốc tăng 2 lần rưỡi. Nhờ cải cách ruộng đất thành công, năm 1952, lương thực đã tăng 40 phần trăm.

Đó mới tht là giúp đ. Đồng chí Xtalin nói: “Kinh nghiệm công tác ấy chứng tỏ rằng không có nước tư bản nào có thể giúp các nước dân chủ mới một cách có hiệu quả và với một kỹ thuật tinh xảo, như Liên Xô đã giúp. Vì sự giúp đỡ ấy chẳng những giá rất rẻ, mà kỹ thuật lại là hạng nhất. Trước hết là vì sự giúp đỡ ấy dựa trên nguyện vọng thật thà giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau phát triển kinh tế chung. Kết quả: chúng ta thấy công nghệ ở các nước ấy phát triển đều và cao” (Trích trong quyển Nhng vn đ kinh tế ca ch nghĩa xã hi Liên Xô).

Đầu năm 1946, đồng chí Xtalin nói: Để làm cho kinh tế Liên Xô thật vững chắc, không e sợ gì hết, thì Liên Xô cần phải sản xuất mỗi năm 60 triệu tấn gang, v.v.. Và độ 3 ln kế hoạch 5 năm nữa thì đạt mức ấy. Nhưng năm 1952, Liên Xô đã sản xuất 35 triệu tấn gang, nghĩa là độ 1 ln kế hoạch 5 năm nữa thì đạt mức ấy.

Kinh tế nước ta tuy còn lạc hậu, nhưng chúng ta cố gắng thực hiện chính sách rung đt, và với sự tiến bộ chung của các nước bn, chúng ta nhất định kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công, và sẽ theo kịp các bạn ta.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 112, từ ngày 16 đến ngày 20-5-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.127-128.


[1] Tức là nước Rumani (BT).

[2] Tức là nước Bungari (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.