Alo, Mr. Nix! You đến Sài Gòn với mục đích gì?

Phải chăng để tô son trát phấn cho chính quyền thân Mỹ ở miền Nam?

Hay là để cùng bọn tay sai của Mỹ chuẩn bị diễn lại tấn tuồng “20-7” như năm ngoái? (20-7 năm ngoái, bọn tay sai của Mỹ đã đập tan trụ sở của Ủy ban quốc tế ở Sài Gòn).

You đến Sài Gòn, rồi sang Băng Cốc, không ghé vào Nam Vang. Phải chăng vì You sợ nhân dân Miên hoan nghênh quá nhiệt liệt? Hay là vì nước Miên kiên quyết giữ chính sách hòa bình trung lập, cho nên You có âm mưu xúi giục hai chính quyền láng giềng phong tỏa nước Miên một lần nữa?

Phải chăng You đi đến các nơi để giải thích về ý kiến lục đục giữa chính phủ Mỹ:

Đối với các nước trung lập, hôm 6-6, tổng thống Mỹ nói đại ý như sau: “Trước kia Mỹ cũng là một nước trẻ tuổi. Trong khoảng 100, 150 năm, chính sách của Mỹ là giữ trung lập… Nay có những nước nói họ là trung lập… Khi có việc tham gia hay là không tham gia một khối quân sự, họ nói họ là trung lập. Tôi nhận rằng cách làm của các nước ấy không có gì không lợi cho một nước như nước Mỹ chúng ta”.

Thế là tổng thống Mỹ cũng phải nhận rằng: Những nước theo chính sách hòa bình trung lập là đúng, vì như thế là hợp với lợi ích của họ.

Nhưng vài hôm sau, ngoại trưởng Mỹ là Đa-lét cãi lại lời lẽ tổng thống Mỹ. Đa-lét nói: “Trung lập là một quan điểm cũ kỹ, trái với đạo đức; và một quan điểm cận thị…”.

Hôm 4-7, khi đến Phi-líp-pin. You cũng bác lại lời tổng thống Mỹ. You nói: “Mỹ không ôm ấp cảm tình với các nước trung lập…”.

Phải chăng như thế là “ý kiến nhất trí giữa chính phủ Mỹ?

Mặc dù Đa-lét muốn hay không muốn, mặc dù You có hay là không có “cảm tình” với các nước trung lập, chính sách hòa bình trung lập vẫn cứ càng ngày càng lan rộng ăn sâu vào nhiều nước trên thế giới. Và chính sách “thực lực” của Mỹ càng ngày càng bị nhân dân thế giới phản đối, với khẩu hiệu:

“American, go home!”

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 856, ngày 8-7-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.