Âm mưu của địch là dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Chính sách của ta là phá tan mưu mô ấy, bằng cách đoàn kết nhân dân và phát triển du kích ở vùng sau lưng địch. Cán bộ ta có quyết tâm thực hiện chính sách ấy. Đây là một gương mẫu:

Đồng chí Nguyn Văn M., năm nay độ 30 tuổi, bần nông, phụ trách dân quân du kích ở xã X. (Nam Định), tham gia cách mạng từ năm 1945, vào Đảng từ năm 1949. Từ một tổ du kích 12 người, đồng chí M. phát triển thành 2 đội, và 1.000 tự vệ.

Lần đầu tiên giặc càn quét làng, anh chị em du kích vì chưa quen đánh nên đều rút lui. Đồng chí M. tự bảo: Người đng viên ch có tiến, không th lùi. Bèn ở lại giật mìn, diệt được 6 tên giặc Pháp. Do đó, nhân dân và du kích đã tự tin, trở nên gan dạ, không sợ địch nữa. Địch báo thù càn quét làng mấy lần rất dữ dội. Đồng chí M. và mấy cán bộ bám sát lấy dân, hoạt động bí mật. Mẹ và vợ đồng chí cũng ra sức giúp việc.

Một lần, đồng chí M. bị địch bắt. Dụ dỗ hết cách không được, chúng đánh M. chết đi sống lại mấy lần. Chúng buộc giẻ đổ dầu vào 10 ngón tay đồng chí và đốt như 2 bó đuốc. M. cứ nghiến răng chịu, và trong lòng cứ niệm câu “người đng viên nht đnh không khut phc”. Sau cùng, địch trói M. cùng 3 cán bộ nữa đem trôi sông. May đồng chí M. biết bơi, giả chết một lúc, rồi vừa bơi vừa để sóng dạt vào bờ, cách chỗ địch 1 cây số.

Ngót 2 tháng thuốc thang, M. mới khỏi. Tuy đã thành tàn tật, đồng chí M. cũng cứ xin đi công tác. Xây dựng được cơ sở, địch lại càn quét. Mấy lần như vậy, M. vẫn không nản lòng. Suốt 2, 3 tháng, ban ngày thì nằm kín ở bụi cây, bờ ruộng, chịu gió rét mưa dầm. Đêm tối lại mò vào làng tuyên truyền, tổ chức. Bà cụ L., Công giáo, thấy vậy, khóc nức nở và bảo: “Đồng chí cứ về đây mà ở, nếu không may mà chết, thì mẹ con ta cùng chết với nhau, chết cho kháng chiến, Đức Chúa sẽ phù hộ chúng ta!”.

Cách làm việc của đồng chí M. là nhn ni và kiên quyết, làm từng bước, thuyết phục từng người, không sợ khó, không sợ khổ, cho nên đồng bào giáo cũng như lương đều mến phục.

Kết quả là: Trong 9 tháng, đồng chí M. đã lập được cơ sở trong xã. Kéo được hơn 1.000 “hương vệ” biến thành tự vệ kháng chiến. Tổ chức được hơn 60 du kích trung kiên. Thu được gần 2.000 thúng thóc thuế nông nghiệp. Gần 100 gia đình lương và giáo đảm bảo nuôi cán bộ. Phá được 2 ban tề. Triệt được vị trí địch trong xã.

Việc đồng chí M. làm được thì mỗi cán bộ, mỗi đảng viên đều có thể làm được. Nếu các cán bộ, đảng viên ta ở vùng sau lưng địch ai cũng làm như thế thì địch nhất định thua, ta nhất định thắng.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 77, ngày 9-10-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.506-507.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.