Chính sách của Mỹ

“Mỹ chỉ có thể có một chính sách ngoại giao: Tiêu diệt thế lực cộng sản. Đánh đổ chế độ Xô-viết là mục đích tối cao của chính sách ngoại giao Mỹ.

1- Phải nhận rằng hòa bình không phải là, cũng không thể là mục đích của chính sách ngoại giao Mỹ.

2- Phải bỏ cái lý luận cho rằng “các nước đều bình đẳng”. Mỹ phải công khai giành cho mình quyền lãnh đạo chính trị thế giới.

3- Phải bỏ hẳn cái nguyên tắc “Không can thiệp vào nội chính của nước khác”. Phải can thiệp nhanh chóng, bạo dạn, đầy đủ; chứ không phải không can thiệp…

5- … Phải ra sức giúp cho bạn: kinh tế, chính trị, lương thực, máy móc, tiền bạc, vũ trang - và không cho kẻ thù chút gì hết (kẻ thù là cộng sản).

7- Phải tuyên bố dứt khoát không hợp tác với Liên Xô.

8- Chính sách này chỉ có thể thực hiện, nếu Mỹ có thể dùng bạo lực, nếu Mỹ quyết tâm dùng bạo lực,…”. (Bước-ham, Cố vấn chính trị của Chính phủ Mỹ)

“… Văn minh phương Tây đang ở trong một cuộc chiến tranh chết sống với chủ nghĩa cộng sản quốc tế”. (Đa-lét, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ)

Chính sách của Liên Xô

“1- Kiên quyết chấp hành chủ nghĩa Lê-nin về chính sách chung sống hòa bình giữa những nước có chế độ xã hội khác nhau. Ra sức xây dựng sự nghiệp hòa bình, ra sức giành lấy sự an toàn cho nhân dân các nước, ra sức xây dựng lòng tín nhiệm quốc tế, để biến tình hình quốc tế bớt căng thẳng thành hòa bình ổn định.

2- Tăng cường mối quan hệ anh em giữa các nước bạn: Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni, nước Đức dân chủ cộng hòa, Triều Tiên dân chủ cộng hòa, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác với Nam Tư.

3- Không ngừng tăng cường tình hữu nghị và sự hợp tác với Ấn Độ, Diến-Điện, Nam-Dương, Áp-ga-ni-xtan, Ai Cập, Xy-ri và các nước khác ủng hộ hòa bình. Giúp đỡ những nước không chịu vào các tập đoàn quân sự. Hợp tác với tất cả các lực lượng ủng hộ hòa bình.

Phát triển và tăng cường quan hệ hữu hảo với Phần Lan, và nước Áo, các nước trung lập khác.

4- Chấp hành chính sách tiến lên một bước cải thiện quan hệ với Mỹ, Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật Bản, Ý, Thổ, Iran, Đại-Hồi và các nước khác, để tăng cường sự tín nhiệm lẫn nhau, phát triển mua bán, mở rộng sự tiếp xúc và hợp tác về văn hóa và khoa học.

5- Tỉnh táo đề phòng những âm mưu của bọn người không muốn tình hình thế giới êm dịu; kịp thời vạch trần những hành động phá hoại hòa bình, phá hoại an toàn của nhân dân các nước; dùng mọi cách cần thiết để tăng cường sức phòng ngự của nước xã hội chủ nghĩa, để giữ sức phòng ngự của chúng ta trên mức yêu cầu của trang bị và khoa học hiện đại, để gìn giữ an toàn của nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta”.

(Đồng chí Khơ-rút-sốp: Báo cáo trước Đại hội lần thứ XX của Đảng Cộng sản Liên Xô)

So sánh kỹ hai chính sách ấy, bà con ta tán thành chính sách nào?

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 737, ngày 10-3-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.