Tình cờ, xem một tờ báo Mỹ đã cũ (10-6-1954), tôi thấy một chuyện hay hay, như sau:

Trong một phiên họp của Ủy ban Điều tra thuộc Quốc hội Mỹ về "ảnh hưởng" cộng sản trong các tổ chức từ thiện Mỹ, một đại biểu Quốc hội Mỹ là ông Hay (không có chân trong Ủy ban) nhắc lại những lời sau đây:

"Cần phải cố gắng làm sao cho mỗi một người công nhân có đủ khả năng giúp đỡ gia đình của họ".

"Sự công bằng xã hội đòi hỏi những cải cách nhằm đảm bảo cho mỗi một công nhân...".

"Cần phải tìm phương pháp để cứu vớt đại đa số dân nghèo khỏi bị đói khổ bóp nghẹt".

Ông Hay nói chưa dứt lời, thì ông Nixê, Chủ tịch Ủy ban Điều tra, vặn ngay: Những câu ấy "rất giống" lời nói của những người cộng sản.

Ông Hay trả lời: "Đó là lời nói của đức Giáo hoàng Lêông thứ 8 và đức Giáo hoàng Pi thứ 11".

Thế là, hễ có ý binh vực lợi quyền của nhân dân lao động, thì dù là các vị Giáo hoàng, cũng bị bọn thống trị Mỹ nghi là cộng sản!

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 566, ngày 20-9-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.141.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.