Hôm 28-5-1952, Cha Canhơ (Cagne) và Cha Buê (Bouyer) cùng con chiên và nhân dân Pari đi biểu tình, chống tướng dịch hạch Mỹ là Rítuây. Theo lệnh đế quốc Mỹ, cảnh sát Pháp bắt hai Cha về bốt, giam một đêm, rồi đưa ra tra khảo. Chúng mắng nhiếc hai Cha: "Đồ tồi! Linh mục linh miếc gì chúng mày! Chúa chúng mày ở bên Mạc Tư Khoa kia kìa. Để ông cho chúng mày biết tay!". Mắng xong, chúng lại đánh. Đánh xong, chúng lại mắng. Làm cho hai Cha vỡ đầu, chảy máu. Nhưng hai Cha vẫn giữ thái độ đường hoàng, bất khuất.

Bọn đế quốc phản động do Mỹ cầm đầu thường vẫn tuyên bố là kính trọng tôn giáo. Chúng lại nỏ mồm vu cáo Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, các đảng cộng sản và công nhân không tôn trọng tôn giáo. Việc bắt bớ và tra tấn hai Cha Canhơ và Buê chứng tỏ: Bn đế quc phn đng không chút gì kính trng tôn giáo, và nhng li chúng nói toàn là đ la bp nhng người tôn giáo.

Nhân dịp này, ta cũng cần nhắc lại rằng: Nhiều linh mục và anh chị em Công giáo Pháp cũng kịch liệt chống chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Những người ấy, cũng như hai Cha Canhơ và Buê, mới thật là tuân theo lòng bác ái của Đức Chúa.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 80, ngày 30-10-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.510.

Tin liên quan

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Đổi mới, sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng của Người

Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc được nêu trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII (năm 2021) của Đảng Cộng sản Việt Nam được khởi đề từ khát vọng cứu nước, giải phóng dân tộc, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho đồng bào của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1911.
Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên

Bồi dưỡng cán bộ là một khâu trong công tác cán bộ được thực hiện thường xuyên, liên tục, tùy theo tính chất công việc hoặc yêu cầu nhiệm vụ của từng lãnh vực công tác, từng giai đoạn cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Ðảng". Huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nâng cao phẩm chất, năng lực của cán bộ, đảng viên.
Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.