Có thể nói, trẻ em Liên Xô là sung sướng nhất trên thế giới. Đảng, Chính phủ và nhân dân đều góp sức chăm nom đời sống tinh thần và vật chất của các em ấy.

Ngoài trường học, các thành phố có những “Cung văn hóa” riêng của nhi đồng. Sau buổi học, các em đến đó, vừa học, vừa chơi. Từ ca hát, chăn nuôi, máy móc, cho đến thiên văn, địa lý, muốn học thứ gì cũng có.

Có nơi, các em có xe lửa riêng, tàu thủy riêng, do các em tự trông nom lấy.

Có những rạp hát và nhà chiếu bóng riêng của các em.

Các em có báo chí riêng, nhà bán sách và nhà cho mượn sách riêng.

Ở các bãi biển và các rừng thông, các em có những nhà nghỉ mát riêng, cực kỳ xinh đẹp.

Vừa rồi, ở Mạc Tư Khoa mới xây dựng một nhà hàng “bách hóa” riêng cho các em. Nhà cao 8 tầng, nền lót bằng đá hoa, trang sức rất đẹp, có chạm trổ những chuyện đời xưa làm cho trẻ em vui trí, vui mắt. Trong nhà, có phòng ăn, có vườn hoa, bán đủ thứ đồ chơi và đồ dùng của trẻ em. Nhà hàng “bách hóa” ấy mỗi ngày đón tiếp hơn 20 vạn “khách hàng” tí hon.

Ông cha đã hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng, đã đổ biết bao mồ hôi nước mắt trong công cuộc xây dựng nước nhà, cho nên ngày nay trẻ em Liên Xô được sung sướng như vậy.

Nhân dân Việt Nam ta ra sức đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, mục đích cũng là làm cho con cháu ta được sung sướng như các em bé Liên Xô.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 256, ngày 6-11-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.104-105.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.