Đồng chí Nguyên đi dự lớp chỉnh huấn về, quyết tâm sửa chữa sai lầm, phát triển ưu điểm.

Ngoài những cuộc tự phê bình và phê bình ở chi bộ, đồng chí Nguyên dùng một cách tự kiểm thảo như sau:

Đồng chí ấy sắm 2 cái ống và 2 nắm đỗ - 1 nắm đỗ đen, 1 nắm đỗ trắng. Mỗi khi mắc 1 khuyết điểm, thì bỏ 1 hạt đỗ đen vào ống A. Khi có 1 ưu điểm, thì bỏ 1 hạt đỗ trắng vào ống B. Cứ 10 hôm thì đưa 2 ống đỗ ra đếm 1 lần.

Lần đầu tiên, thấy đỗ đen nhiều hơn đỗ trắng.

Lần thứ hai, hai thứ đỗ bằng nhau.

Lần thứ ba, đỗ trắng nhiều hơn đỗ đen.

Cứ như thế mãi, mỗi lần đỗ trắng càng nhiều thêm, đỗ đen càng ít đi, cho đến ngày gần đây, đồng chí Nguyên thấy không còn đỗ đen, chỉ có đỗ trắng. Anh em cũng đều nhận thấy đồng chí Nguyên tiến bộ nhiều.

Nhưng đồng chí Nguyên thì vừa mừng vừa lo. Mừng vì đã tiến bộ, không phụ công ơn Đảng giáo dục. Lo vì sợ không khéo thì sẽ mắc phải bệnh tự kiêu, tự mãn, đỗ đen sẽ lại mọc lên.

Cách tự kiểm thảo ấy rất tốt. Địch, bạn rõ ràng, phải, trái rõ ràng, đen, trắng rõ ràng, thì lập trường và tư tưởng cũng rõ ràng.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 116, từ ngày 6 đến ngày 10-6-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd,t.8, tr.141.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.