- Ở đảo Síp: Từ 20-5-1956 và luôn mấy hôm sau, mặc dù quân đội thực dân Anh giới nghiêm, hàng trăm nữ học sinh đã sôi nổi biểu tình chống Anh.

Tay phất quốc kỳ Gơ-rét, miệng hô khẩu hiệu “Thống nhất đất nước Gơ-rét! Đả đảo thực dân Anh!”, các nữ học sinh đã mạnh bạo đương đầu với bọn lính thực dân.

Thực dân Anh thiết quân luật, tập trung các nhà buôn bán ở thành phố lại, rồi bắt họ cùng chúng đi sục sạo tìm vũ khí của nhân dân. Chúng dọa ai không vâng lệnh, thì chúng sẽ phá tan phố sá… Tuy vậy, phong trào yêu nước, chống Anh vẫn lan rộng lên cao.

- Ở An-giê-ri: Có 5.000 học sinh các trường cao đẳng, trong số đó có độ 500 học sinh A-rập.

Hôm 5-5-1956, độ 700 học sinh người Pháp và người Âu đã bãi khóa chống lại một đạo sắc lệnh mới của Chính phủ Pháp. Sắc lệnh ấy cho phép người A-rập cũng được tuyển dụng làm công chức như những người Âu ở An-giê-ri. Đại đa số học sinh Pháp và Âu không tán thành cuộc bãi khóa; nhưng việc đó đủ chứng tỏ đầu óc thực dân phản động của 700 học sinh kia.

Ở Pháp: Ngày 15-5, học sinh bảy trường cao đẳng sư phạm ở Pa-ri bãi khóa đòi Chính phủ Pháp phải giải quyết vấn đề An-giê-ri bằng cách thương lượng.

Hôm 25-5-1956, Tổng hội học sinh A-rập ở An-giê-ri ra lệnh: Tất cả những hội viên có thể cầm súng, đều phải nghỉ học và đi tham gia Giải phóng quân.

Bình luận việc này, hãng thông tin Mỹ U.P. viết: “Người Pháp nhận rằng mệnh lệnh của Tổng hội học sinh A-rập sẽ cung cấp thêm cho Giải phóng quân nhiều phần tử trí thức. Việc đó chứng tỏ ảnh hưởng ngày càng tăng của kháng chiến đối với tầng lớp trí thức A-rập… Nó cũng ăn khớp với tin tức: Ở xứ O-ran, nhiều bác sĩ, giáo sư và luật sư đã bị bắt vì “tội” ủng hộ kháng chiến…”.

Một trong những thủ lĩnh chính trị và trí thức A-rập nổi tiếng, và từ trước thuộc phái thân Pháp -là ông Phe-rát A-bát, vừa rồi cũng đã đi với Giải phóng quân.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 822, ngày 4-6-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.