Đại khái đó là lời than phiền của tờ “Thế giới”, một tờ báo của đại tư bản phản động Pháp, khi bàn về chiến tranh ở Việt Nam. Báo ấy viết (9-2-1952):

“Thật là “tiến thoái lưỡng nan” cho Pháp. Vứt thêm người và của vào chiến tranh ấy là điên rồ. Hiện nay, nó đã là một cái hố sâu, nuốt hết 1 phần 3 ngân sách quốc phòng Pháp. Người Pháp thì đi đánh nhau cách nước mình 15.000 cây số, còn việc giữ gìn nước Pháp thì lại phải nhờ Mỹ, thành thử Pháp hóa ra phụ thuộc Mỹ. Pháp cần phải đề phòng Đức, nhưng vì chiến tranh ấy mà có sự quái gở là Pháp cũng phải nhờ Đức giữ gìn nước Pháp! Muốn đề phòng Đức, Pháp phải có quân đội mạnh. Nay chiến tranh ở Việt Nam đã phá tan quân đội ấy. Vì Pháp đã phải đưa sang Việt Nam 8.500 sĩ quan, 35.000 hạ sĩ quan (và 68.000 lính Pháp). Thế là một số cán bộ đủ để tổ chức 6 sư đoàn ở Pháp, nay bị mắc kẹt ở Việt Nam.

Chiến tranh ở Việt Nam đã nuốt hết khả năng quân sự, kinh tế và tài chính của Pháp. Chính phủ Pháp thì lập lên đổ xuống, và không có chính sách dứt khoát: “tiến” hay “thoái”?...”.

C.B. trả lời báo “Thế giới”:

Vì bay muốn cướp nước ta,

Hại nhân, nhân hại, khóc mà ai thương.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 55, ngày 24-4-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.