- Khi chào mừng Quốc hội, nói đến đồng bào miền Nam đang anh dũng phấn đấu trong hoàn cảnh rất khó khăn, Hồ Chủ tịch nghẹn ngào, cảm động.

Trong báo cáo nhắc đến những chiến sĩ đã oanh liệt hy sinh cho Tổ quốc, Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khóc.

Trong những lúc đó, toàn thể đại biểu đều im lặng, ngậm ngùi, nhiều vị rưng rưng nước mắt.

Điều đó càng chứng tỏ: Miền Nam là ruột thịt, xương máu của chúng ta; Chính phủ và Quốc hội luôn luôn ghi nhớ công ơn của những người con đã bỏ mình vì dân, vì nước.

- Lúc các đoàn đại biểu nhân dân đến mừng Quốc hội, cả hội trường đứng dậy hoan hô nhiệt liệt. Hồ Chủ tịch, cụ Tôn Đức Thắng và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Quốc hội thân mật cảm ơn đồng bào Hà Nội. Hồ Chủ tịch hôn em Nguyễn Thị Tỵ - đại biểu nhi đồng và tặng bó hoa cho cụ Bùi Phát Tường, 84 tuổi, đại biểu các giới phụ lão Thủ đô. Quốc hội lại vỗ tay như sấm dậy.

Điều đó lại chứng tỏ tình đoàn kết thân ái nồng nàn giữa nhân dân, Quốc hội và Chính phủ ta.

- Lần đầu tiên trong khóa họp Quốc hội có các vị đại sứ thay mặt 900 triệu nhân dân các nước bạn, cùng các vị trong Ủy ban quốc tế và đại biểu phái đoàn của Chính phủ Pháp - đến dự. Điều đó chứng tỏ địa vị và uy tín của Quốc hội và Chính phủ ta ngày càng được nâng cao và vững chắc.

Mấy điều trên đây càng làm cho nhân dân ta thêm yêu kính và thêm tin tưởng vào Quốc hội và Chính phủ ta.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 387, ngày 24-3-1955, tr.4.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.380-381.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.