Từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, phụ nữ Ngân Sơn (Bắc Kạn) đã góp được 2.230 ống gạo tiết kiệm. Mỗi ống là 7 lạng. Thế là mỗi tháng, phụ nữ Ngân Sơn đã góp được 1.061 kilô gạo.

Thành tích ấy đã được Hồ Chủ tịch ban khen.

Nhiều nơi khác cũng có hũ gạo tiết kiệm, nhưng kết quả không được mấy. Thí dụ ở Bắc Kạn, các huyện:

Chợ Rã chỉ được 132 kilô.

Chợ Đồn - 138 -

Bạch Thông - 304 -

Thành tích ít là vì cán bộ phụ nữ

- không biết giải thích rõ ràng cách làm và ý nghĩa của hũ gạo kháng chiến để ai cũng hiểu rõ và vui lòng làm.

- không kiên gan, không chịu khó, "đánh trống bỏ dùi", làm được ít lâu lại bỏ.

- không thường xuyên khuyến khích nhắc nhở các gia đình. Thậm chí có khi lười không đi thu, để gạo mốc hỏng, hoặc bị chuột ăn, cho nên các gia đình không vui lòng tiếp tục.

- cán bộ thanh niên và Hội Nông dân cứu quốc không giúp cán bộ phụ nữ làm việc đó.

Ý NGHĨA CỦA HŨ GẠO KHÁNG CHIẾN

Đó là một cách thực hiện chữ Kim mà Hồ Chủ tịch luôn luôn dạy bảo chúng ta.

Do hũ gạo kháng chiến mà mỗi ngày, mỗi bữa, nhân dân nhớ đến bộ đội, bộ đội nhớ đến nhân dân, cảm tình giữa quân và dân càng thêm mặn mà.

Đó là một cách giúp cho tăng gia sản xuất.

Riêng ở Bắc Bộ, nếu 185 huyện đều làm được như Ngân Sơn, thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được 2.500 tấn gạo, đủ nuôi 125.000 người trong một tháng.

Nếu các cơ quan và bộ đội cũng đều có hũ gạo kháng chiến, thì sẽ đủ nuôi 200.000 người trong một tháng.

Do đó, mỗi năm Chính phủ sẽ tiết kiệm được mấy trăm triệu đồng về lương thực, và thêm số tiền ấy vào những việc ích lợi chung cho quân đội và nhân dân.

Thế là hũ gạo kháng chiến sẽ giúp ích nhiều cho kháng chiến và kiến quốc.

CÁCH LÀM HŨ GẠO KHÁNG CHIẾN

1- Trước hết, cán bộ phải giải thích cho mọi người (nhất là chị em phụ nữ) hiểu thật rõ ý nghĩa và lợi ích của hũ gạo kháng chiến.

2- Cán bộ và mọi người phải hiểu rõ đó là một việc giản đơn, dễ làm, nhưng phải làm lâu dài, bn b, làm hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.

Thí dụ: Nhà có hai người ăn, thì mỗi bữa khi cho gạo vào nồi, chỉ bớt lại nửa cốc (cốc nhỏ uống nước), bỏ vào một cái hũ hoặc một cái ống (chứ không phải lấy gạo ở bồ).

Nhà 4 người thì bớt một cốc. Nhà 6 người thì bớt một cốc rưỡi, v.v..

Mỗi nhà, mỗi bữa chỉ cần tiết kiệm một số gạo rt ít, không thấm vào đâu, cho nên dễ làm.

Nhưng "góp gió thành bão", nhà nào cũng làm cho nên số gạo cộng lại khá nhiu.

Mấy điểm cần phải chú ý là:

- Cán bộ đi thu gạo phải đúng ngày.

- Cất đặt phải cẩn thận, chớ để gạo hỏng.

- Việc dùng gạo phải rất minh bạch, tuyệt đối tránh lạm dụng, tránh bừa bãi.

- Mỗi cơ quan, bộ đội, mỗi địa phương, mỗi tháng tiết kiệm được bao nhiêu, phải báo cáo cho quần chúng biết.

Vic làm hũ go kháng chiến rt gin đơn ích li thì to ln. Mong rằng các cơ quan, bộ đội và địa phương đều cố gắng thi đua làm hũ gạo kháng chiến như đồng bào Ngân Sơn.

C.B.

--------

- Báo Nhân Dân, số 5, ngày 22-4-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.63-65.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.