Kênia (Kénya) là một thuộc địa Anh, ở phía đông châu Phi, trên ven Ấn Độ Dương, có 5 triệu dân da đen.

Tuy ở xứ nóng, nhưng nhiều nơi đất tốt, lại có mỏ vàng và ruộng muối.

Thủ đô là Nairôbi, có 100.000 người, trong đó 11.000 người da trắng.

Cũng như thực dân Pháp ở Việt Nam, thực dân Anh ở Kênia thông đồng với thế lực phong kiến địa chủ, và chiếm hết đất tốt, mỏ vàng, ruộng muối của nhân dân.

Một bộ phận nhân dân Kênia, vì nghèo khổ mà phải đi làm công ở các mỏ vàng và đồn điền của thực dân Anh. Họ bị bóc lột và áp bức tàn tệ. Đồng thời, họ đã thành một giai cấp công nhân giác ngộ. Còn một phần lớn là bần nông và cố nông, sinh hoạt rất cực khổ. Tính trung bình, thì 200 người Kênia chỉ có 1 người biết chữ. Một điều đó chứng tỏ thực dân Anh áp bức bóc lột nhân dân Kênia đến chừng mực nào.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc sôi nổi khắp nơi, và lan đến Kênia. Công nhân, nông dân và tiểu tư sản Kênia bèn tổ chức Mặt trận dân tộc thống nhất, gọi là “Hi liên hip Kênia châu Phi” dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Từ tháng 10 năm ngoái, nhân dân phía Nam Kênia nổi lên đấu tranh kịch liệt. Khẩu hiệu của họ là:

Giành li rung đt ca chúng ta!”,

Thc dân Anh, cút đi!”.

Theo tin tức của Anh, thì 3 phần 4 nhân dân Nam Kênia tham gia phong trào ấy. Thực dân Anh động viên nhiều quân đội đến đàn áp, nhưng phong trào du kích ngày càng mở rộng. Ngoài giáo mác, gậy gộc, họ đã chế tạo được những vũ khí thô sơ, như mìn, lựu đạn, v.v..

So với Việt Nam ta, thì hoàn cảnh của Kênia rất khó khăn: người ít, xung quanh đều là thuộc địa của các đế quốc, trình độ văn hóa thấp, kinh nghiệm chiến đấu ít. Có thể nói, nhân dân chỉ dựa vào tinh thần đoàn kết, đường lối chính trị, lực lượng toàn dân để bù lại sự thiếu thốn về mặt quân sự. Điều đó càng làm nổi bật sự dũng cảm của nhân dân Kênia.

Đế quốc Anh bị nhân dân Irăng[1] đuổi, bị các thuộc địa cũ như Úc, Canađa, Tân Tây Lan[2] bỏ rơi, bị nhân dân Mã Lai và Kênia đánh lại. Điều đó chứng tỏ đế quc Anh ngày càng suy sp.

Nhân dân Kênia là một dân tộc nhỏ yếu, “lạc hậu”, mà cũng đã nổi dậy tranh lại ruộng đất, tranh lại độc lập, tự do. Điều đó càng chứng tỏ phong trào cách mng ngày càng lan rng, lên cao trên thế gii.

Dù Việt Nam và Kênia cách nhau rất xa, nhưng hai dân tộc đều nhằm một mục đích là chng đế quc, chng phong kiến. Cho nên nhân dân Việt Nam ta tỏ tình nồng nàn ủng hộ anh chị em Kênia đang đấu tranh anh dũng, và chúc kháng chiến Kênia thắng lợi vẻ vang.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 108, từ ngày 21 đến ngày 25-4-1953, tr.5.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.119-120.


[1] Tức là nước Iran (BT).

[2] Tức là nước Niu Dilân (BT).

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.