Là một thuộc địa của Anh ở châu Phi. Hơn 3 năm nay, ở đó có phong trào dân tộc giải phóng, gọi là “Mau Mau”. Thực dân Anh thẳng tay khủng bố, cũng như ở đảo Síp và ở Mã Lai.

Hôm 7-6-1956, Quốc hội Anh thảo luận vấn đề Kê-ni-a. Có mấy đại biểu đã nêu lên những việc như sau:

- Ở Kê-ni-a có 5 vạn người da trắng và 550 vạn da đen. Tại “hội nghị dân biểu”, cứ 3.500 người da trắng thì có một đại biểu. Người da đen thì 100 vạn người mới có một đại biểu.

- Chỉ trong năm ngoái đã có 12.000 người bị bắt, nhiều người bị bắt không có tội tình gì. Tất cả có hơn 46.000 người bị ở tù.

Năm 1954, có 2.818 người bị xiềng chân, xiềng tay.

Trong số hơn 1.000 người bị tử hình, hàng trăm người bị xử tử chỉ vì có vũ khí.

- Có những trẻ con mới 6 tuổi cũng bị bắt giam.

Có một em gái 11 tuổi, bị 7 năm khổ sai.

Hai em gái 12 tuổi bị tù chung thân.

Nói tóm lại:

Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời họ thực mà thương dân lành.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 849, ngày 1-7-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.