Học trò chẳng những học ở trường, học trong sách, mà còn cần học trong công tác phục vụ nhân dân một cách thực tế nữa. Học sinh ở nhiều nơi đã theo cách học thực tế như vậy, ví dụ:

- Học sinh một số trường tỉnh Hà Nam dùng những ngày nghỉ về các xã giúp ban thuế kê được 119 sổ thuế, viết được 808 bản khai, tìm ra được hơn 10 mẫu ruộng khai man.

- Học sinh các trường trong tỉnh Hà Đông giúp nông dân bảo vệ mùa màng, bắt rất nhiều sâu cắn lúa và chuột.

- Học sinh tỉnh Kiến An tham gia công tác phòng lụt, đắp hơn 2.000 thước khối đê.

- Ở tỉnh Nghệ An, học sinh được nghỉ mùa giúp nông dân gặt lúa về nhà, phơi khô quạt sạch, lại còn trồng hàng chục mẫu rau, khoai, đậu để chống đói.

Trong những ngày nghỉ, các trường học hướng dẫn học sinh học theo cách trên đây là biết kết hợp học với hành để phục vụ nhân dân. Lại còn có lợi là:

Nhân dân thêm yêu mến học sinh và nhà trường, càng tích cực đẩy mạnh sản xuất.
Học sinh được dịp gần gũi nhân dân, học tập được nhiều trong nhân dân và trong công tác thực tế.

H.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 498, ngày 14-7-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.44.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.