Ý nguyện của nhân dân Pháp là hòa bình và thân thiện với nhân dân ta. Nhưng bọn thực dân phản động đã gây ra cuộc chiến tranh xâm lược suốt 8, 9 năm trường.

Vì chiến tranh, chúng phải bám vào đế quốc Mỹ và bọn Bảo Đại. Kết quả là hai bọn này đã hất cẳng chúng, mà các nhà công thương Pháp cũng bị vạ lây.

Báo tư sản Pháp Thế giới (3-1-1955) đã than phiền một cách đau xót:

“Các người cầm quyền ở Nam Việt chỉ muốn thải hết và thải mau những cái gì là Pháp. Họ công khai nói rằng: “Hiện nay, Pháp là kẻ thù chính, muốn cứu Việt Nam thì phải tẩy hết người Pháp”. Chính phủ Diệm khuyến khích xu hướng ấy.

Về kinh tế, năm 1953, hàng hóa Pháp bán sang Việt Nam trị giá hơn 114 nghìn triệu đồng phrăng. Năm nay sẽ sụt xuống chỉ còn độ 25 nghìn triệu.

“Tẩy chay Pháp” là chiêu bài chính của những người xưng là “quốc gia” ở miền Nam. Nhưng thực tế là để cho Mỹ nắm mọi việc ở miền Nam chứ những người đó thì còn cuốc với xẻng gì; quốc với gia của những người đó chẳng qua là đôla Mỹ.

Theo tin đồn phổ biến, thì Mỹ tìm mọi cách hất cẳng các xí nghiệp của người Pháp ở Việt Nam”.

Thế là những phần tử thực dân hiếu chiến Pháp đã tạo ra hai gọng kìm (thế lực Mỹ và bọn Bảo Đại), không những để tự sát, mà còn làm hại đến lợi ích của tư sản Pháp.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 352, ngày 17-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.326.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.