Báo Mỹ Nu Ước thi báo (11-1954) viết:

Ở Mỹ, 4 năm gần đây, việc đào tạo kỹ sư đã kém sút rất nhiều: năm 1950, có 50.000 học sinh kỹ sư tốt nghiệp, năm nay, chỉ có 20.000.

Ở Liên Xô, số kỹ sư ngày càng tăng. Năm 1928, có 11.000 người. Năm 1950, có 28.000 người. Năm 1953, có 40.000 người. Năm nay, số học sinh kỹ sư tốt nghiệp nhiều gấp 2 lần rưỡi của Mỹ.

Liên Xô ra sức đào tạo những người đại kỹ sư. Năm 1946, có 3.188 người. Năm 1953, có 8.530 người. Năm nay, hơn 25.000 người.

Ở Mỹ, số người đại kỹ sư giảm sút 56%: năm 1950, có 9.096 người. Năm nay, chỉ 3.978 người.

Ở Liên Xô, đại kỹ sư là gì? Là: “những kỹ sư rất giỏi về kỹ thuật cũng như về chính trị, trình độ văn hóa cao, hoàn toàn trung thành với Tổ quốc và chủ nghĩa Mác - Lênin, có năng lực dùng hết tất cả những kết quả mới của khoa học, liên hệ lý luận khoa học với công tác thực tế nhằm mục đích xây dựng một xã hội cộng sản”.

Những nhà khoa học Mỹ nổi tiếng như bác sĩ Uýt đều nhận rằng chất lượng giáo dục kỹ thuật của Liên Xô khá cao.

Kỹ sư Liên Xô chất lượng thì cao, số lượng ngày càng nhiều trong khi đó số lượng kỹ sư ở Mỹ ngày càng giảm, chất lượng ngày càng kém. Kỹ sư Mỹ phục vụ cho một nhóm tư bản, kỹ sư Liên Xô phục vụ toàn thể nhân dân. Hai chế độ khác nhau, thì người kỹ sư cũng khác nhau.

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 281, ngày 5-12-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.157-158.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.