Hôm 6-9, Phó Thủ tướng Pháp là Maye thở than với các nhà báo Mỹ:

"Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp chưa lại sức thì đã phải mang một gánh quá nặng là binh bị. Pháp đã mất vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam hơn 30.000 binh sĩ và năm nay phải hao tốn vào đó 1.000 triệu đôla, tức là gấp đôi số tiền Mỹ cho Pháp và các thuộc địa Pháp vay.

"Về binh bị, Pháp chịu nặng hơn các nước trong khối Đại Tây Dương. Mà lương bổng lính Pháp thì không bằng nửa lương bổng lính Mỹ.

"Sức sản xuất của Pháp không bằng 1 phần 3 của Mỹ. Mà dân Pháp thì phải đóng thuế nặng hơn, hy sinh nhiều hơn, tiền công ít hơn tiền công người Mỹ...".

Lời của Phó Thủ tướng Pháp thật là:

"Một lời cay đắng, đôi dòng lệ rơi". Nó đã chứng tỏ tình hình vô cùng khốn đốn của Pháp. Nó lại chứng tỏ cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam đã làm cho Pháp "người chết của hết, tiền mất tật mang".

Kết luận là:

Bọn cướp nước đã gần ngày qụy xuống,

Nhân dân ta phải hăng hái tiến lên!

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 28, ngày 11-10-1951, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.210.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.