Anh Nguyn Văn Thường là một người thợ nguội, biết đọc biết viết vừa vừa. Nhưng tinh thn trách nhim rt cao, do đó mà có nhiều sáng kiến.

X. là một chiếc cầu rất khó bắc. Ngày trước, giặc Pháp phải dùng những kỹ sư “cừ nhất” và những máy móc mới nhất, mới bắc được. Ngày nay, kỹ sư ta trù tính phải có 1.200 cây gỗ, 3.600 buloong và phải 3 tháng mới bắc xong. Anh Thường không cần chừng ấy gỗ và buloong, mà chỉ trong 42 ngày đã bắc xong, tiết kim được 8.000 công.

Khúc sông P. phải đi phà. Trước kia, một chuyến phà phải mất từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Anh Thường tổ chức lại cách chở phà, mỗi chuyến chỉ mất 15 phút.

Một số anh em giao thông công chính đã trầy trật 2 lần, tốn 600 cây gỗ, 6.000 công, 4 tháng để sửa chiếc cầu L. mà không sửa được. Thế mà chỉ trong 24 ngày, anh Thường đã sửa xong.

Anh Thường còn những thành tích khác nữa. Có những thành tích ấy, là vì anh Thường luôn luôn kiên quyết vượt mi khó khăn để làm tròn nhiệm vụ. Không có vật liệu thì tự tìm ra vật liệu. Không có dụng cụ thì tự chế ra dụng cụ. Thiếu cán bộ giúp việc thì tự huấn luyện ra cán bộ. Anh Thường biết gần gũi anh em, khuyến khích sáng kiến của họ, săn sóc đời sống của họ. Trong công việc, anh Thường xung phong trước, để làm kiểu mẫu.

Anh Thường thật xng đáng vi danh hiu "Chiến sĩ lao đng toàn quc".

C.B.

---------

- Tài liệu lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

- Báo Nhân Dân, số 65, ngày 10-7-1952, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.443-444.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.