Ngày 20-6 vừa rồi là ngày kỷ niệm 10 năm ký Hiến chương Liên hợp quốc. Đại biểu của hơn 60 nước đã đến dự lễ kỷ niệm này.

Ngoại trưởng Liên Xô Môlôtốp có ý kiến là chả mấy khi Liên hợp quốc họp đông đủ và lại nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập ra tổ chức này, cần tuyên bố một vài điều với thế giới.

Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ và phe lũ nhao nhao lên tiếng phá đám ngay. Chúng nói có họp mới tuyên bố, nay làm lễ kỷ niệm thì tuyên bố làm quái gì. Mỹ phá đám vì Mỹ sợ các nước khác ở Liên hợp quốc đều phản đối âm mưu gây chiến mà chính Mỹ là tay hiếu chiến đầu sỏ.

Mặc dầu Mỹ ngăn trở, các nước khác dự lễ kỷ niệm trong phiên họp cuối cùng ngày 26-6-1955 đã đồng thanh tuyên bố chung mấy điểm:

- Các nước hội viên mong cho những thế hệ tương lai tránh khỏi tai họa chiến tranh.

- Cùng nhau trung thành với các mục đích và các nguyên tắc đã nêu ra trong Hiến chương Liên hợp quốc.

- Xác định ý chí cố gắng thêm nữa để giải quyết các cuộc xích mích quốc tế bằng những phương pháp hòa bình.

- Cam kết tiếp tục cố gắng trong việc tìm cách thoả thuận với nhau về việc đặt ra một kế hoạch tài giảm binh bị có thể đảm bảo an ninh cho các nước và huỷ bỏ mối đe dọa của sức tàn phá nguyên tử đang ám ảnh toàn thế giới!

Thế là Mỹ phá đám không nổi mà bị dư luận chê cười.

H.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 484, ngày 30-6-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.20-21.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.