Trong đợt 5, gần 3.300 cán bộ (non 1 nửa là cán bộ cũ) đi phát động ngót 200 xã.

Nhiều cán bộ thật sự ba cùng, thăm nghèo hỏi khổ. Có đội đã giúp nông dân đào giếng tát nước, tăng gia sản xuất, v.v.. Nhưng vẫn còn một số cán bộ phạm những khuyết điểm nghiêm trọng. Khuyết đim chính là không biết tuyên truyn chính sách, không biết chp hành chính sách. Do đó mà sinh ra những khuyết điểm khác như:

- Có đội thì nghi ngờ tất cả cán bộ địa phương, không phân biệt người tốt kẻ xấu.

- Có đội thì không chịu được khổ, không thật ba cùng, bắt rễ lung tung, nhờ tổ chức cũ.

- Đối với trung nông, có đội thì giải thích: “Trung nông lừng chừng, cho nên chỉ đoàn kết thôi” (Công Liêm, Thanh Hóa). Có đội thì bắt bớ lung tung, niêm phong cả nhà trung nông (Yên Bái). Có đội thì đấu cả trung nông, không cho trung nông tố khổ và giam giữ bần nông (Tuyên Quang).

- Đối với phú nông, có đội đã cấm phú nông không cho đi lại, và vạch thành phần lung tung, từ 11 địa chủ tăng đến 65 địa chủ (Trường Văn, Thanh Hóa).

- Đối với đa chương ngạnh, đội thì không dám trấn áp, đội thì trấn áp tràn lan bừa bãi. Có đội đấu địa chủ trong Đảng cũng như đấu ở ngoài dân, đấu từ chiều đến sáng hôm sau, dùng cách “phát hiện ngay, buộc tội ngay” (Yên Bái).

- Có đội thì phát động các em nhi đồng chửi rủa địa chủ, có đội thì nói: “không thoái tô, thì chết”.

- Đối với nông dân công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích. Nhiều cán bộ hễ nói đến cha cố, không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông dân công giáo khó chịu.

Đây chỉ là vài thí dụ về một số khuyết điểm đã ảnh hưởng xấu đến công tác. Để giành lấy kết quả tốt, tất cả các đội cần phải thật thà kiểm thảo từng bước công tác, để sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm.

C.B.

-------------

- Báo Nhân Dân, số 214, từ ngày 13 đến ngày 15-8-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.25-26.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.