Kinh nghiệm các đợt phát động quần chúng vừa qua đã cho ta thấy tư tưởng hữu khuynh của cán bộ ta khá nặng. Tư tưởng đó đã được phê phán trong các cuộc hội nghị tổng kết và còn phải tiếp tục phê phán và sửa chữa. Nay chỉ nói đến bệnh tả khuynh của một vài địa phương.

Trong đợt 4 vừa rồi, các đội công tác ở Thanh Hóa và ở Liên khu 3 có nhiều thành tích, nhưng cũng mắc nhiều sai lầm. Đây chỉ nêu vài sai lầm để giúp các đội ấy sửa chữa, và giúp các đội khác biết mà tránh:

- Không nắm vững chính sách - Đối với giai cấp địa chủ, nặng về đàn áp mà xem nhẹ phân hóa. Không dựa vào quần chúng, không điều tra kỹ lưỡng, để xảy ra tình trạng truy lung tung, bắt bừa bãi.

Có nơi trấn áp cả địa chủ thường và phú nông không đáng trấn áp. Có nơi trung nông hơi bị tình nghi, chưa có chứng cớ, cũng bị bao vây, không được hội họp.

Thậm chí có nơi để hô khẩu hiệu dại dột như: “Tiêu diệt cả gia đình địa chủ”, “Không trả nợ cho nông dân thì phanh thây nó ra”, “Không chịu thoái tô, thì cho mày chết”.

- Để xảy ra dùng nhục hình - Nhục hình là một thủ đoạn rất dã man của đế quốc và phong kiến. Đảng và Chính phủ đã nghiêm cấm dùng nhục hình. Thế mà có nơi vẫn dùng cách treo kẹp, đánh đập.

- Xem nhẹ việc chỉnh Đảng - Không nắm vững những yêu cầu chỉnh đốn chi bộ của Trung ương. Phán đoán hấp tấp, chụp mũ lung tung. Nặng về xử trí, nhẹ về giáo dục. Có đội đến bước 4 mới tìm ra những phần tử xấu. Có đội thì cất nhắc bừa bãi. Có đội mời quần chúng tham gia chỉnh đốn chi bộ nhưng “quần chúng” chỉ vẻn vẹn 1 hay 2 người!

Những sai lầm ấy đã ảnh hưởng không tốt đến công việc.

Vậy tất cả cán bộ phải nghiên cứu kỹ và thi hành đúng chính sách và chỉ thị của Đảng và Chính phủ, phải ra sức sửa chữa và tránh những sai lầm nói trên, để đưa cuộc phát động quần chúng đến thành công hoàn toàn.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 198, từ ngày 25 đến ngày 27-6-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.