Lần đầu tiên kỷ niệm kháng chiến trong hoàn cảnh hòa bình, chúng ta nên nhớ lại lịch sử oanh liệt của những năm kháng chiến, cũng là lịch sử cực kỳ gian khổ mà cũng cực kỳ vẻ vang của dân tộc ta trong mấy năm ấy.

- 19-12-1946 - Toàn quốc bắt đầu kháng chiến, với hai bàn tay trắng. Thủ đô Hà Nội đã anh dũng chống địch suốt 2 tháng trường.

- 19-12-1947 - Ta vừa phá trận tấn công lớn của địch ở Việt Bắc.

- 19-12-1948 - Du kích phát triển khắp nước, nhất là ở Đông Bắc Bắc Bộ.

- 19-12-1949 - Ta chuẩn bị chiến dịch Tây Bắc lần thứ I, kết quả ta giải phóng Phố Lu.

- 19-12-1950 - Ta vừa thắng to ở Biên giới, giải phóng các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, v.v..

- 19-12-1951 - Ta đang chuẩn bị chiến dịch Hòa Bình, kết quả ta thắng. Du kích phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ.

- 19-12-1952 - Ta vừa thắng to trong chiến dịch Tây Bắc lần thứ hai, giải phóng Nghĩa Lộ, Sơn La, v.v..

- 19-12-1953 - Ta vừa giải phóng Lai Châu và chuẩn bị phá tan kế hoạch Nava do Mỹ chuẩn y và tiếp tế.

- 19-12-1954 - Chiến tranh chấm dứt, hòa bình trở lại. Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh ở miền Bắc được giải phóng.

Mấy điểm tóm tắt này đủ chứng tỏ rằng: Từ chiến dịch Hà Nội đến chiến dịch Điện Biên, ta càng đánh càng mạnh, vì một dân tộc đã đoàn kết nổi dậy chiến đấu cho tự do độc lập của mình, thì không sức nào cản nổi và dù khó khăn gian khổ mấy, cũng nhất định thắng lợi.

Sau bao năm bị chiến tranh tàn phá, nay chúng ta phải ra sức xây dựng lại nước nhà, chúng ta sẽ cũng gặp nhiều khó khăn gian khổ. Nhưng chúng ta đoàn kết chặt chẽ, toàn dân một lòng, cho nên chắc chắn rằng chúng ta cũng nhất định thắng lợi.

Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ muôn năm!

C.B.

----------

- Báo Nhân Dân, số 293, ngày 19-12-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.180-181.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.