Gần đây báo chí thế giới lại thường nói đến bom A và bom H. Liên Xô nhẫn nại đề nghị cấm các thứ bom ấy.

Bọn quân phiệt đầu sỏ Mỹ và Anh ba hoa tuyên truyền các thứ bom ấy.

Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới đòi cấm các thứ bom ấy.

Vừa rồi, 267 đại biểu Quốc hội Anh đòi Chính phủ họp hội nghị quốc tế để bàn cách cấm bom H, 20 triệu người Nhật ký tên đòi cấm bom H.

Họ chỉ nói cấm bom H, vì bom A đã “lạc hậu” rồi. Nguyên do là thế này:

Tháng 7 năm 1945, Mỹ thử quả bom A đầu tiên. Tháng 8 năm ấy, Mỹ thả bom A xuống hai thành phố Hirôsima và Nagadaki ở Nhật, giết chết và làm bị thương 21 vạn 5.000 người.

Từ đó Mỹ lên mặt, thường đưa bom A đe dọa thế giới.

Năm 1952, Mỹ thử bom H thành công, Mỹ càng lên mặt. Nhưng Liên Xô cũng có bom A và bom H, mà nghe đâu của Liên Xô mạnh hơn của Mỹ. Thế là “vỏ quýt Mỹ dày, thì móng tay Xô nhọn”.

Nếu có chiến tranh thì những vùng như nước Pháp sẽ bị bom trước hết. Theo báo cáo của ông Mốc (cựu Bộ trưởng Pháp) thì chỉ 15 quả bom H là đủ phá tan hết nước Pháp, vì:

1 quả bom H mạnh hơn 1.000 quả bom A. Nó khoét xuống đất một lỗ sau hơn 60 thước tây, bề ngang rộng hơn 5 cây số. Nó có thể giết hết người và phá tan tành một vùng 3.000 cây số vuông, làm người ta bị thương nặng và phá hoại nhiều trong một vùng 1 vạn 2.000 cây số vuông. Làm người ta bị thương nhẹ và phá hoại ít trong một vùng 4 vạn cây số vuông.

Một viên quan năm Mỹ nói: Bất kỳ Mỹ đề phòng thế nào, nếu có chiến tranh thì trong 10 quả bom của Liên Xô chắc có 7 quả rơi vào đất Mỹ.

Vì vậy, Mỹ miệng thì ba hoa, nhưng trong bụng thì khiếp sợ.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 291, ngày 17-12-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.