Sau khi đồng chí Môlôtốp tuyên bố rằng: Về những thứ vũ khí ấy, Liên Xô đã hơn Mỹ; thì người Mỹ cũng nửa úp nửa mở thừa nhận như vậy. Hãng Thông tấn Mỹ (9-2-1955) viết:

“Trong Chính phủ Mỹ không ai còn nghi ngờ rằng Liên Xô có bom H, mà còn có những máy móc để thả bom ấy.

Ngày 1-11-1952, Mỹ thử quả bom H đầu tiên. Cách 9 tháng sau, thì Liên Xô thử bom H. Do đó mà biết Liên Xô đã sớm hơn Mỹ về mặt thời gian làm bom H.

Phải chăng Mỹ còn giữ địa vị đứng đầu trong việc chế tạo bom H? Đó là một vấn đề khó trả lời.

Ngày 29-10-1953, Chủ tịch Ủy ban nguyên tử trong Quốc hội Mỹ đã nói: Rất có thể Liên Xô chẳng những theo kịp, mà còn vượt qua Mỹ.

Một ủy viên khác cũng nói: Liên Xô ngày càng nhiều các thứ bom ấy và những máy bay để thả nó. Liên Xô đã hơn Mỹ về cách chế tạo bom H tiết kiệm hơn, mà sức mạnh hơn, dễ điều khiển hơn...”.

Dù thắng thế như vậy, Liên Xô vẫn luôn luôn đề nghị cấm dùng các thứ bom ấy. Và nhân dân thế giới nhiệt liệt ủng hộ đề nghị của Liên Xô. Chưa đầy 1 tháng nay đã có hơn 145 triệu người các nước ký tên đòi cấm bom A và bom H.

Thế là lực lượng đoàn kết của nhân dân yêu chuộng hòa bình mạnh hơn tất cả các thứ vũ khí và trước lực lượng to lớn ấy thì đế quốc Mỹ dù là hung ác cũng phải e dè.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 379, ngày 16-3-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.372.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.