Đời xưa xã hội ở Á Đông dựa trên nền tảng “tam cương, ngũ thường” (Cương thường là gì? Xin bà con hỏi các cụ nho học).

Ngày nay xã hội các nước dân chủ dựa trên lực lượng đoàn kết của nhân dân.

Trái lại xã hội Mỹ thì dựa trên “tam cương” tức là: đồng đôla, bom nguyên tử và mật thám.

Hai “cương” trước mỗi người đều hiểu rõ. Còn đây là một thí dụ “cương” thứ ba:

Trong một lời kêu gọi của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ gửi sinh viên các trường đại học có một đoạn như sau:

“Các sinh viên có nhiều thời giờ rảnh, và chắc cũng muốn có tiền xài. Mặt khác trong các trường đại học nhiều người có xu hướng tư tưởng tự do, họ là những kẻ nguy hiểm. Việc dò xét những người ấy sẽ là một cách giải trí có thú vị cho các sinh viên, và các bạn sẽ kiếm được khá tiền… Vậy khuyên các sinh viên hãy tham gia vào đặc vụ…”.

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 301, ngày 27-12-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.