Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã mở đường thắng lợi cho giai cấp công nhân, đồng thời vạch đường giải phóng cho các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Trong mười lăm năm gần đây, phe xã hội chủ nghĩa càng phát triển mạnh mẽ, và hàng loạt dân tộc bị áp bức ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã giành được độc lập tự do. Chủ nghĩa thực dân đã tan rã từng mảng và đang hấp hối.

Ở hội Liên hợp quốc, Liên Xô đã đề nghị tiêu trừ tận gốc chủ nghĩa thực dân. Đề nghị chính đáng ấy được các nước ủng hộ. Nhưng cho đến nay, bọn đế quốc phương Tây tìm mọi cách ngăn trở đề nghị ấy thi hành. Do đó, Bồ Đào Nha tuy là một nước đế quốc nhỏ (non 9 vạn cây số vuông đất đai và non 9 triệu nhân dân) cứ ngang nhiên lên mặt thực dân, cứ bám lấy một số thuộc địa ở châu Phi và châu Á, trong đó có xứ Goa.

Goa, Điu, và Đaman (hơn 4 nghìn cây số vuông đất đai với 65 vạn nhân dân) là của Ấn Độ bị Bồ Đào Nha xâm chiếm hơn 400 năm nay. Từ ngày Ấn Độ được độc lập, Chính phủ Ấn đã nhiều lần đề nghị thu hồi xứ Goa bằng phương pháp hòa bình. Nhưng thực dân Bồ cứ làm ngơ không chịu thương lượng.

Không nỡ để đồng bào mình bị đọa đày, đất nước mình bị chia cắt, vừa rồi nhân dân và Chính phủ Ấn Độ phải dùng vũ lực để giải phóng xứ Goa.

Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, các nước xã hội chủ nghĩa khác, và hầu hết các nước Á - Phi đều nhiệt liệt đồng tình và ủng hộ việc hoàn toàn chính nghĩa ấy của Ấn Độ.

Trái lại các nước phương Tây, nhất là Mỹ - tự xưng “người bạn tốt” và Anh - “bà con trong khối liên minh” của Ấn - thì ra sức bênh vực thực dân Bồ và kịch liệt phản đối Ấn. Chúng trắng trợn vu khống Ấn là người xâm lược, và đòi Ấn phải rút quân ra khỏi xứ Goa!

Nhân dân ta rất vui mừng Ấn Độ đã thắng lợi, nhân dân Goa đã được trở về với Tổ quốc mình. Nhân dân Ấn Độ thì càng thấy rõ ai là thù, ai là bạn. Nhân dân thế giới càng vui mừng rằng chủ nghĩa thực dân đã bị thêm một vố vào đầu và đã đến ngày hoàn toàn tan rã.

T.L.

---------------------

- Báo Nhân Dân, số 2831, ngày 22-12-1961, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.300-301.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.