Sau khi xem bài “Angiêri”, một bạn đọc có bổ sung mấy điểm. Xin trích đăng như sau:

“Báo Pháp Người xem xét đăng tin cho biết:

Angiêri có 20.800.000 mẫu tây ruộng đất.

Non 1 triệu người Pháp chiếm hết 11.600.000 mẫu tốt nhất.

Hơn 10 triệu người Angiêri chỉ có 9.200.000 mẫu xấu nhất.

Về chính trị, ở “Hội nghị dân biểu”, 1 triệu người Pháp chiếm 60% số đại biểu, 10 triệu người Angiêri chỉ được 40% số đại biểu. Và các đại biểu Pháp cùng các xã trưởng Pháp có quyền đuổi đại biểu Angiêri ra khỏi hội nghị.

Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, thanh niên Angiêri cũng phải đi lính để bảo vệ “công lý và văn minh”. Nhưng chiến tranh vừa chấm dứt, thì nhân dân Angiêri lại bị áp bức khủng bố hơn trước. Như ngày 8-5-1945, trong cuộc vận động đòi tự do dân chủ, hơn 45.000 người Angiêri đã bị thực dân Pháp bắn chết. 125 năm nay, các Chính phủ Pháp chỉ hứa suông...”.

Thế là vấn đề giải phóng dân tộc Angiêri căn bản là vấn đề nông dân, tức là vấn đề ruộng đất. Do đó, chúng ta càng thấy rõ chính sách của Đảng và Chính phủ ta về cải cách ruộng đất rất là đúng. Và nhiệm vụ của cán bộ đi phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất là một nhiệm vụ rất vẻ vang.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 361, ngày 26-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.342.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.