Dân Nghệ nhà choa,

Mỗi năm ăn quà,

Hết chín nghìn bảy (9.720) tấn gang!”.

Xin giải thích: Những năm bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân các nước anh em ta đều thắt lưng buộc bụng, để mua thêm máy móc và nguyên liệu của nước ngoài. Một thí dụ: Ngày nay, Liên Xô là một nước rất giàu mạnh, đang xây dựng thắng lợi chủ nghĩa cộng sản. Để đạt kết quả vẻ vang ấy, nhân dân Liên Xô đã thắt lưng buộc bụng gần 20 năm. Trong những năm ấy, những thứ của ngon vật quý như trứng gà to, quả cây tốt, vải vóc đẹp, v.v. nhân dân đều nhịn, không ăn, không dùng, để đưa ra nước ngoài, đổi lấy máy móc.

Ngày nay, nước ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần nhiều máy móc và nguyên liệu. Các nước anh em giúp đỡ ta nhiều, nhưng ta cũng phải mua một số ở nước khác. Muốn mua thì phải có nhiều “ngoại tệ”, hoặc lấy nông sản mà đổi, ví dụ: lấy lạc đổi lấy gang.

Muốn làm như vậy, thì chúng ta phải tiết kiệm lạc. Đằng này chúng ta lại phung phí lạc lu bù.

Báo Nhân Dân (9-3-1962) có đăng một bài nói ở Nghệ An “trên trời, dưới lạc”. Từ thành thị đến thôn quê, từ ngoài đường đến trong chợ, đâu đâu cũng làm và bán kẹo lạc. Chí ít mỗi tháng cũng hết 54 tấn lạc, mỗi năm hết 650 tấn.

Nếu đưa ra nước ngoài, thì 1 tấn lạc đổi được 15 tấn gang [1]. Thế là nếu đồng bào Nghệ chịu khó “thắt lưng buộc bụng” một chút, tiết kiệm lạc để xuất khẩu, thì mỗi năm đổi được 9.720 tấn gang. Và nếu đồng bào các nơi khác đều tiết kiệm lạc, thì mỗi năm chúng ta có thể đổi lấy hàng trăm chiếc máy cày cho nông thôn. Các đồng chí cán bộ phụ trách phải hiểu điều đó, để giải thích cho đồng bào và các đồng chí cán bộ thu mua biết tổ chức khéo và làm đúng chính sách của Chính phủ, đi đúng đường lối quần chúng thì chắc đồng bào ta sẽ vui lòng tiết kiệm lạc và các thứ nông sản khác để bán cho Nhà nước xuất khẩu đổi lấy máy móc và nguyên liệu. Vậy có câu rằng:

Làm thế nào cho lạc thêm vui?

Đổi lấy máy móc, thì bầy tui quyết làm!

T.L.

-------------------------------

[1] Ở bài Cần phải ra sức trồng nhiều hoa màu, trong Báo Nhân Dân, ngày 17-4-1962, tác giả đã xin lỗi và sửa lại 1 tấn lạc đổi được 1,5 tấn gang (B.T).

- Báo Nhân Dân, số 2912, ngày 14-3-1962, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.356-357.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.