- Một kinh nghiệm xấu: Nông dân xóm Ngưu Trung (Thanh Hóa) bàn việc trồng rau muống ăn trong tháng giáp hạt. Khó khăn: giống khó kiếm, mua thì tiền không đủ.

Cán bộ của đội công tác hỏi: Cần bao nhiêu giống? Giá rau muống là bao nhiêu? Hồi cán bộ làm mấy phép tính, kết quả là 2 vạn đồng. Cán bộ bế tắc. Hay là xin cấp trên cho vay? Nông dân bàn bạc kỹ, rồi họ kết luận: chỉ cần bán 2 gánh cỏ thì tạm đủ mua giống; nếu nhà nào còn thiếu, thì cả xóm mỗi nhà giúp 20 đồng là đủ.

Đến vấn đề bò cày. Cán bộ lại làm mấy phép tính: một con bò cày được 2 mẫu rưỡi. Xóm có 100 mẫu thì cần có 40 con bò, nhưng xóm chỉ có 20 con. “40 trừ đi 20” thế là còn thiếu 20 bò. Cán bộ lại bế tắc. Hay là xin cấp trên cho mượn?

Nông dân bàn bạc kỹ, rồi họ kết luận: trong xóm giúp lẫn nhau, người cày trước, kẻ cày sau, thì 20 con bò cũng đủ được. Thế là cán bộ máy móc, chỉ ỷ lại cấp trên, quên sáng kiến và lực lượng của quần chúng.

- Một kinh nghiệm tốt: Ở Văn Quán (Vĩnh Phúc) lúa đã trỗ. Trời cứ nắng. Thiếu lương ăn. Nói đến đào giếng và gánh nước chống hạn thì quần chúng ngại khó, chờ trời, không tin vào sức mình.

Đội công tác quyết tâm phát động quần chúng, và tin chắc nhất định làm được.

Đội khai hội với nông dân, thảo luận, giải thích, đánh thông tư tưởng, giúp đặt kế hoạch, cử ban thi đua. Quần chúng nghe lọt tai, và thấy đội phấn khởi cho nên quần chúng phấn khởi.

Sáng hôm sau, gà vừa gáy, các xóm đã gọi loa tập hợp. Dụng cụ đầy đủ, tổ chức ngăn nắp, người nào việc ấy. Tối về, các xóm kiểm điểm công việc, giải thích thắc mắc bầu chiến sĩ thi đua. Kết quả trong 2 ngày:

Tham gia công việc: 1.540 người.

Ruộng được tưới: hơn 60 mẫu.

Nước đã gánh: 2 vạn 521 gánh.

Giúp nhau tiền: 14 vạn 2.050 đồng.

Giúp nhau gạo: hơn 50 cân.

Giúp nhau thóc: 517 cân.

Giúp nhau ngô, khoai, sắn: 498 cân.

Kết luận:

Cán bộ máy móc thì u tì,

Tin vào quần chúng thì việc gì cũng tươm.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 435, ngày 12-5-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.