Ở Hương Cảng - Hôm 11-10, tại Quốc hội Anh một vị cựu bộ trưởng tố cáo: Mỹ đặt ở Hương Cảng 1 tổng lãnh sự, 9 lãnh sự, 20 phó lãnh sự và 85 nhân viên. Tất cả “đàn người” ấy tìm cách ngăn cản việc buôn bán của người Anh với Trung Quốc. Họ đe dọa các nhà buôn Anh: Nếu cứ buôn bán với Trung Quốc thì họ sẽ ghi tên vào sổ đen, sẽ chặn số tiền các nhà buôn ấy gửi ở ngân hàng Mỹ…

Ở Canađa - Hôm 21-11, Tổng thư ký Đảng Công nhân tiến bộ Canađa yêu cầu đuổi viên lãnh sự Mỹ ở tỉnh Anbécta, vì tên lãnh sự ấy đã công khai tuyên bố rằng ý đã báo cáo cặn kẽ với Chính phủ Mỹ về hoạt động của những người cộng sản ở tỉnh ấy.

Ông Tổng thư ký nói: “Một đại biểu của một nước ngoài mà rình mò những hành động của các công dân Canađa thế là khinh rẻ chủ quyền và danh dự của nước Canađa”.

Nước Anh và Canađa là “đồng văn hóa đồng chủng”, và đồng xu hướng chính trị với Mỹ, mà các đại biểu Mỹ còn đối xử như vậy, thì đối với các nước khác chắc họ đối xử còn lố bịch gấp mấy.

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 280, ngày 4-12-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.