Ăn cơm mới, nói chuyện cũ: Hồi mới bắt đầu cuộc vận động cải tiến quản lý xí nghiệp, có người hỏi: "Phát động nông dân cải cách ruộng đất, thì nông dân được ruộng; phát động công nhân cải tiến quản lý xí nghiệp, thì công nhân được gì?".

Nay cuộc vận động lớn ấy đã làm xong, ai cũng hiểu: "Được chủ nghĩa xã hội là được tất cả".

Chủ nghĩa xã hội là gì?

Hồ Chủ tịch nói vắn tắt nhưng rất đầy đủ: "Chủ nghĩa xã hội là no ấm và tự do cho toàn thể nhân dân. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng; không còn người bóc lột người".

"No ấm và tự do cho mọi người" là ước mơ hàng nghìn năm của những người cần lao, những người bị áp bức, bóc lột trên thế giới. Nhưng làm thế nào để ước mơ kia trở thành sự thật? Đã từng có người nghĩ rằng: "Chỉ cần đem hết của cải sẵn có trong xã hội chia đều cho mọi người cùng hưởng là tự khắc ai nấy đều được no ấm". Có khi họ tưởng tượng chủ nghĩa xã hội chỉ là sự chia đều như thế.

Thật ra, nếu chúng ta thực hiện "chủ nghĩa xã hội" theo kiểu đó, thì mức sống của chúng ta sẽ hết sức tồi tàn! Giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm cách mạng thắng lợi, đã giành lại ruộng đất, nhà máy, hầm mỏ, đường sắt, bến tàu, v.v., trong tay các giai cấp bóc lột. Nhưng nếu chỉ như thế, thì chưa thể có "no ấm cho mọi người". Vì ruộng đất, máy móc tự nó không đẻ ra của cải cho chúng ta. Điều quan trọng là sau khi đã làm chủ được nó, chúng ta phải biết bắt nó đẻ ra của cải ngày càng nhanh, càng nhiều, để đời sống chúng ta ngày càng dồi dào. Cho nên xây dựng chủ nghĩa xã hội phải lấy CẦN làm gốc. CẦN là lao động: Lao động cần cù và sáng tạo. Năng suất lao động ngày càng tăng là nguồn no ấm của chúng ta.

C.K.

---------------------

- Báo Nhân Dân, số 2130, ngày 16-1-1960, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.431-432.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.