Trong cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ, hai phe đại tư bản, phe “dân chủ” và phe “cộng hòa” thì đua nói xấu nhau. Chúng già mồm hơn hàng tôm hàng cá.

Tên Aixenhao (cộng hòa) được cử. Tơruman (dân chủ) bị hất ra khỏi ghế tổng thống. Trâu buộc ghét trâu ăn, hai phe vẫn tiếp tục chửi mắng nhau.

Tơruman thì mắng Mác Áctơ (cộng hòa) là vô lễ phép. Y mắng Aixenhao dùng thủ đoạn giả dối, để lung lạc lòng dân, chứ kỳ thực Aixenhao cũng chẳng có cách gì giải quyết chiến tranh ở Triều Tiên.

Phe “cộng hòa” thì mắng Tơruman: “Những lời nói bỉ ổi của Tơruman đã làm mất hết sự tôn nghiêm của một vị tổng thống”, và “Tơruman thật là một kẻ “tiểu nhân đắc chí”, nhưng vô phúc, không giữ được quyền lớn”. Chúng mắng Tơruman là vì mất miếng ăn mà giận dỗi như trẻ con, là điên rồ, v.v..

Lễ phép của bọn thống trị Mỹ là như vậy đó. Thế mà chúng dám khoe khoang rằng chúng là văn minh nhất trong thế giới!

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 89, từ ngày 1 đến ngày 7-1-1953, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.