Hôm nhận chức tổng thống Mỹ, ông Ken đã mở tiệc chiêu đãi linh đình. Khách đến dự tiệc không phải là những công nhân quần xanh áo vải, hay là những nông dân tay lấm chân bùn… Không phải. Khách đến dự tiệc đều là những người chức trọng quyền cao, “tai to mặt lớn”, đều là các ông các bà “quý phái thượng lưu”. Thế mà sau bữa tiệc, người nhà đếm lại đồ đạc thì thấy các quý khách đã xoáy mất:

10.900 cái tách,

6.000 cái đĩa bỏ tàn thuốc,

600 cái khăn lau miệng,

130 cái áo choàng của người phục vụ (có thể sửa thành áo tắm).

Vị khách nào đó đã xoáy cả một cái máy có thể lọc được 75 cốc cà phê! Thìa uống cà phê thì mất nhiều lắm, chưa có con số đầy đủ!

NHÂN ĐẠO KIỂU MỸ

Trong bức thư gửi cho Quốc hội Mỹ (20-2-1961), tổng Ken phải nhận rằng: “Vì thiếu trường mà hơn 50 vạn trẻ con Mỹ thất học… Vì kinh tế quẫn bách, thất nghiệp lan tràn, mà đời sống của học sinh rất cực khổ… Vừa rồi, cuộc điều tra ở một trường tiểu học khá lớn cho biết:

91% học sinh ăn không đủ no,

87% học sinh có bệnh đau răng,

21% học sinh mắt kém,

19% học sinh miệng ngọng…

1 phần 3 học sinh trung học thành tích rất tốt, chỉ vì nhà nghèo mà không được vào đại học…”.

Cũng trong lúc đó thì ở Mỹ có những quán cơm đặc biệt cho “khách” chó. Ở Nữu Ước thì có cửa hàng may mặc cho chó nhà giàu, đủ các thứ áo sang trọng.

Giá 1 cái áo lông là 111 đôla,

1 cái áo mặc ngủ 15 đôla.

1 cái áo mặc khi bà chủ đãi tiệc rượu 65 đôla.

1 cái áo mặc trong cuộc chiêu đãi buổi tối 110 đôla.

Than ôi! Ở nước Mỹ văn minh "nhất thế giới", học sinh nhà nghèo không bằng con chó nhà giàu.

HÒA BÌNH KIỂU MỸ

Hôm 1-3-1961, tổng Ken ra lệnh cho Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức những “đội hòa bình” nhằm đi “giúp đỡ” các nước chậm tiến. Theo lệnh ông Ken thì bước đầu những đội này sẽ có độ dăm trăm gái và trai Mỹ, sau khi được huấn luyện đặc biệt, họ sẽ được phái đi “phục vụ” các nước châu Á, châu Phi và châu Nam Mỹ, trong thời gian từ 2 đến 6 năm. Đội “hòa bình” này sẽ do người anh rể tổng Ken chỉ huy.

Chỉ mấy chữ “huấn luyện đặc biệt” cũng đủ làm cho người ta biết cái gọi là công tác “hòa bình” của các cậu, các cô Mỹ là gì rồi.

Mistơ Ken ơi! Nếu ông thật muốn hòa bình, thì sao ông không rút về Mỹ một triệu binh sĩ Mỹ đóng tại 770 căn cứ quân sự Mỹ (ở các nước ngoài) và sẵn sàng gây chiến tranh?

Bọn “TERM” và bọn “MAAG” hiện nay ở Sài Gòn, sao ông không gọi chúng về nước mẹ chúng? Sao ông không tán thành đề nghị của Liên Xô về việc giải trừ quân bị toàn diện và triệt để? Sao ông lại loay hoay bắt mấy trăm thanh niên Mỹ trong “đội hòa bình” phải xa quê cha đất tổ, để đi “phục vụ” đất khách quê người, cho phiền họ?

Nói toạc móng heo ra: “Đội hòa bình” của Mỹ thực chất là đội mật thám trá hình.

T.L.

--------------------

Báo Nhân Dân, số 2551, ngày 15-3-1961, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.