Cuối tháng 4 vừa rồi, Liên khu V đã mở Đại hội liên hoan công, nông, binh. Riêng bộ đội chủ lực, địa phương và du kích đã bầu 251 chiến sĩ đi dự Đại hội, trong số đó 221 chiến sĩ là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam.

251 chiến sĩ ấy đã đánh tất cả 2.678 trận to nhỏ, được khen thưởng 1.049 lần. Những chiến sĩ có thành tích đặc biệt là:

Đại đội phó Liêm đã đánh 152 trận.

Đồng chí Tu (22 tuổi) đã đánh 125 trận.

Các đồng chí Phúc, Ty và Tư thì tham gia đánh giặc từ lúc còn là nhi đồng.

Đồng chí Chắt đánh 40 trận tiêu diệt hơn 140 tên giặc.

Đồng chí Miền đánh 12 trận tiêu diệt 124 tên giặc.

Đồng chí Lợi tự tay bắt sống 21 tên giặc.

Các đồng chí Nhất, Huân và Nhật (tổ 3 người) đã bắt sống 90 tên giặc.

Nhiều chiến sĩ đã đánh nhau với giặc 6, 7 lần trong một ngày.

29 chiến sĩ du kích đã dùng mìn và lựu đạn tiêu diệt ngót 200 tên giặc và bảo vệ được tính mạng và tài sản đồng bào.

Có những chiến sĩ dân tộc thiểu số tự động rời làng 9 lần để chống giặc.

Còn nhiều chiến sĩ dân công, cán bộ gương mẫu và các bà mẹ chiến sĩ đã nêu cao tinh thần nồng nàn yêu nước, ghét giặc; tinh thần kiên quyết chịu đựng gian khổ, vượt mọi khó khăn, để tham gia kháng chiến, phục vụ nhân dân, giúp đỡ bộ đội.

Đại hội đã biết nêu lên 3 điểm chính để cho các chiến sĩ học tập, thấm nhuần và phổ biến sâu rộng vào bộ đội và nhân dân:

- Thi đua diệt giặc lập công,

- Quyết tâm bảo vệ nhân dân,

- Kiên quyết chấp hành chính sách của Đảng và Chính phủ.

Hoan hô tinh thần anh dũng của đồng bào và chiến sĩ Liên khu V!

C.B.

-----------

- Báo Nhân Dân, số 123, từ ngày 11 đến ngày 15-7-1953, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.164-165.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.