“6 tháng vừa qua, ngoại giao Liên Xô đã giành được nhiều thắng lợi vẻ vang:

- Đã làm cho đại bộ phận dư luận thế giới tiếp nhận chính sách hòa bình của mình.

- Đã hòa hiệp với Nam Tư, do đó mà làm tan rã liên minh giữa 3 nước Nam Tư, Thổ và Hy Lạp. Liên minh ấy, các nước đế quốc đã hao tiền tốn của lập ra để chống Liên Xô.

- Đã bắt đầu tách Tây Đức khỏi khối Bắc Đại Tây Dương.

- Đã biến đổi tình hình Trung Đông, do việc Tiệp Khắc bán vũ khí cho Ai Cập; nhiều nước Arập đã trở nên trung lập.

Còn các nước phương Tây thì:

- Pháp đang biến Bắc Phi thành một Đông Dương mới. Để giữ những trường bay quân sự ở Bắc Phi, Mỹ phải bênh vực chính sách thực dân của Pháp.

- Anh vì tranh giành đảo Síp, xung đột với nước Hy Lạp. Thế là làm lợi cho ngoại giao Liên Xô.

- Mỹ khư khư không để Trung Quốc vào hội Liên hợp quốc, vì vậy dư luận thế giới không lợi cho Mỹ.

Mượn cớ vì sợ cộng sản uy hiếp, các nước phương Tây lập khối đồng minh. Nay uy hiếp ấy không còn nữa thì khối ấy sẽ tan vỡ.

Nhân dân phương Đông thì hỏi: Nguy hiểm chiến tranh không có nữa, thì sao các nước phương Tây lập căn cứ quân sự trên đất nước họ?

Nói tóm lại: 6 tháng vừa qua, Liên Xô đã kéo được nhiều bạn. Các nước phương Tây đã gây ra nhiều thù. Liên Xô đã giúp những nước như Phần Lan và nước Áo giành được độc lập; mà Mỹ, Anh, Pháp thì muốn chỉ để cho họ cái quyền tự quyết. Vì vậy dư luận thế giới bắt đầu phản đối các nước phương Tây…”.

Ai đã thốt ra những câu đó? Thưa: Tờ báo Tin hàng ngày, cơ quan của nhóm tư bản Anh, ngày 19-10-1955.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 605, ngày 29-10-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.