Hôm 2-9, Ngày quốc khánh của ta, các nơi ở Liên Xô có những buổi hội họp chúc mừng rất long trọng, và những cuộc trưng bày tranh ảnh của Việt Nam rất đường hoàng.

Hôm 7-11, Ngày quốc khánh Liên Xô, nhân dân ta đã nhiệt liệt chúc mừng và tỏ tình hữu nghị thắm thiết giữa 2 nước. Trong lúc đó, thì tại những cuộc duyệt binh và ăn mừng ở Liên Xô, nhân dân Liên Xô cũng đáp lại nhiệt tình của nhân dân Việt Nam.

Trong những khẩu hiệu căng khắp nơi và hàng triệu nhân dân Liên Xô đã hoan hô, có một khẩu hiệu nói về Việt Nam:

“Thân ái chào mừng nhân dân anh dũng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đấu tranh cho hòa bình, dân chủ và khôi phục nền kinh tế quốc dân!”.

Trong những cuộc biểu tình, từ thủ đô Mạc Tư Khoa cho đến các thành phố biên thùy, nhân dân Liên Xô rước ảnh các lãnh tụ, có rất nhiều ảnh Hồ Chủ tịch.

Một điều thấm thía nữa, là cũng như các em nhi đồng Việt Nam ta, các em nhi đồng Liên Xô rất yêu mến Hồ Chủ tịch, và cũng gọi Người là Bác Hồ.

Mỗi khi các đoàn đại biểu ta (đại biểu Hội hòa bình, đại biểu văn hóa, thanh niên và nhi đồng, v.v.) đi qua Liên Xô đều được nhân dân Liên Xô đón tiếp thân mật như anh em, con cháu từ nơi xa mới về.

Nói tóm lại: Từ việc nhỏ đến việc to, tinh thần quốc tế đối với nước ta đã thấm nhuần mọi người dân Liên Xô từ cụ già đến em bé. Một lần nữa, chúng ta hoan hô: Tình hữu nghị thắm thiết giữa nhân dân 2 nước Việt-Xô muôn năm!

C.B.

-----------

Báo Nhân Dân, số 261, ngày 12-11-1954, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.