Trả lời bạn đọc: Liên Xô là một nước rất to rộng, chiếm 1 phần 6 quả địa cầu. Từ Đông đến Tây 1 vạn cây số, từ Nam đến Bắc 5 nghìn cây số.

220 triệu nhân dân sống trong 16 Liên bang cộng hòa, gồm 60 dân tộc to và 100 dân tộc nhỏ.

Công nghiệp - Năm 1955 sản xuất nhiều gấp 36 lần so với năm 1913 (Mặc dù, trong cuộc chiến tranh thế giới (1941-1945) Liên Xô bị tàn phá rất nặng; 3 vạn 1.850 xí nghiệp bị phá hoại).

Nông nghiệp - Sản xuất 130 triệu tấn ngũ cốc, tức là gấp đôi năm 1914. Đến năm 1960, sẽ sản xuất 165 triệu tấn.

Từ 1950 đến 1953 đã vỡ hoang thêm 30 triệu mẫu ruộng đất.

9 vạn 4.000 nông trường tập thể do 9.000 trạm máy cung cấp, 1.586 nghìn máy cày, máy gặt. 80 phần trăm công việc nông nghiệp đều làm bằng máy.

Số công nhân trong các xí nghiệp hơn 47 triệu người. So với năm 1940, năng suất lao động tăng gấp đôi, lương bổng tăng 90 phần trăm.

Giá sinh hoạt - Thứ gì năm 1947 giá 100 đồng rúp, thì nay chỉ 43 đồng, tức là rẻ được 57 đồng. Ai đau ốm cũng được săn sóc không mất tiền thầy, tiền thuốc. Ai cũng có cơm ăn việc làm, không có người thất nghiệp. Tiền thuê nhà chỉ bằng 5 phần trăm số tiền lương của người gia trưởng.

Văn hóa - Chế độ học ở thành phố là 10 năm, dần dần ở nông thôn cũng vậy.

Hiện nay có 37 triệu học sinh, tức là gấp 5 lần so với năm 1914.

Số học sinh các trường cao đẳng là 150 vạn người.

Liên Xô đã làm xong 5 kế hoạch 5 năm:

- Kế hoạch thứ 1 (1928 đến 1932). Mục đích là biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp tiên tiến, thực hiện nông nghiệp tập thể, 4 năm và 3 tháng thì đã làm xong.

- Kế hoạch thứ 2 (1933 đến 1937). Mục đích là nâng cao kỹ thuật trong toàn bộ kinh tế. Kết quả là sản xuất công nghiệp đã tăng hơn 120 phần trăm. Hơn 93 phần trăm nông hộ trong cả nước đã vào nông trường tập thể. Làm xong trước thời hạn 8 tháng. Từ đó, chủ nghĩa xã hội đã hoàn thành.

- Kế hoạch thứ 3 (1938 đến 1942). Mục đích là từ chủ nghĩa xã hội tiến dần sang chủ nghĩa cộng sản. Kế hoạch làm gần xong, thì bị phát xít Đức xâm lược, mà phải tạm ngừng.

- Kế hoạch thứ 4 (1946 đến 1950). Nhiệm vụ chính là hàn gắn vết thương chiến tranh, trong một thời gian ngắn, khôi phục đến mức và vượt mức kinh tế trước chiến tranh. Kết quả là công nghiệp đã vượt mức trước chiến tranh 73 phần trăm. Chỉ 4 năm lẻ 3 tháng thì làm xong.

- Kế hoạch thứ 5 (1951 đến 1955). Mục đích là nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, sản xuất công nghiệp gấp 3 trước chiến tranh. Kết quả đã hơn gấp 3 lần (3,2 lần). 4 năm và 4 tháng thì làm xong.

Hiện nay đã bắt đầu kế hoạch 5 năm thứ 6 to lớn hơn nữa.

Xem bài tóm tắt này, chắc các bạn cũng thấy: Do lực lượng phấn đấu không ngừng, và quyết tâm thi đua bền bỉ, mà nhân dân Liên Xô đã thu được thành công rất vẻ vang, đồng thời đã vạch cho chúng ta con đường đi đến thắng lợi.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 701, ngày 2-2-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.