Tóm tắt trả lời bạn đọc về nội dung Kế hoạch 5 năm lần thứ sáu (1956-1960).

Nhờ có cán bộ nhiều, kỹ thuật cao, máy móc đủ, nhân dân hăng hái thi đua,… cho nên kế hoạch này to lớn hơn những kế hoạch trước. Vài thí dụ: So với năm 1940 thì năm 1955, công nghiệp nặng sẽ tăng gấp 3 mà so với năm 1955 thì năm 1960:

- Công nghiệp nặng sẽ tăng 65 phần 100.

- Công nghiệp nhẹ (các thứ dân thường dùng) tăng 123 đến 204 phần 100.

- Nông nghiệp: Sản xuất ngũ cốc 180 triệu tấn.

Bông tăng 156 phần 100.

Các thứ thịt 200 phần 100.

Lợn tăng 50 phần 100.

- Giao thông vận tải:

Đường xe lửa tăng gấp 2.

Xe lửa chạy bằng điện gấp 3.

- Sẽ phát triển mạnh sức nguyên tử dùng vào công nghiệp, nông nghiệp, y tế… Sẽ có một chiếc tàu phá băng (nước đá) ở Bắc Băng Dương, chạy bằng nguyên tử. Trong 24 giờ đồng hồ chỉ cần 55 gam chất nguyên tử đủ thay thế cho hơn 80 tấn than.

- Văn hóa, xã hội: các trường phổ thông ở nông thôn, hạn học cũng 10 năm.

- Số cán bộ kỹ thuật sẽ tăng gấp 2 (Số học sinh cao đẳng: 250 vạn người).

- Năng suất lao động bình quân tăng 50 phần 100.

- Lương thực tế[1] của công nhân và công chức tăng 30 phần 100.

- Khoản thu nhập của nông dân tăng 40 phần 100.

Mục đích của kế hoạch 5 năm lần thứ sáu: Tính theo đầu người thì các thứ sản xuất sẽ theo kịp và vượt qua các nước tư bản tiền tiến nhất trên thế giới; làm cho nhân dân sung sướng hơn nữa; tăng cường thêm quốc phòng vô địch của Liên Xô; đẩy mạnh thêm chính sách chung sống hòa bình giữa các dân tộc.

Các báo chí tư sản các nước gọi kế hoạch ấy là một kế hoạch khổng lồ. Một tờ báo tư sản Mỹ viết: “Lần đầu tiên trong lịch sử, từ ngày các nước phương Tây làm cách mạng công nghiệp, một nước không phải nước phương Tây như nước Nga mà xây dựng được một nền công nghiệp đủ đương đầu với các nước phương Tây. Đó là một điều rất mới trên thế giới… 150 năm nay, phương Tây nắm độc quyền về công nghiệp. Từ nay, phương Tây bị đe dọa mất độc quyền ấy”.

Các nước tư bản lo sợ, nhưng nhân dân lao động thế giới thì vui mừng: Kế hoạch 5 năm thứ sáu nhất định sẽ hoàn thành thắng lợi. Mà thắng lợi của Liên Xô sẽ giúp cho các nước trong phe dân chủ, hòa bình cũng thắng lợi vẻ vang.

C.B.

---------

[1] Lương thực tế - thí dụ: lương công nhân cứ một ngày 100 đồng, nhưng hiện nay 100 đồng mua được 1 thước vải, tháng sau 100 đồng mua được 2 thước vải. Thế là tháng sau, lương “thực tế” tăng gấp 2, mặc dù số tiền vẫn như cũ.

Báo Nhân Dân, số 706, ngày 7-2-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.