Ông Xi-ha-núc đã thôi làm vua Cao Miên để làm Thủ tướng; lại thôi làm Thủ tướng để hoạt động cho chính sách trung lập của Miên.

Vì Miên giữ chính sách trung lập, không chịu tham gia khối xâm lược Đông Nam Á do Mỹ cầm đầu, cho nên Mỹ một mặt thì đe dọa không “viện trợ” cho Miên nữa, một mặt thì xúi Thái Lan và bọn Diệm tẩy chay không buôn bán với Miên.

Hôm 6-4-1956, trước 1.000 đại biểu nhân dân và các Bộ trưởng trong Chính phủ Miên, ông Xi-ha-núc đã tuyên bố đại ý như sau:

- Vì Miên giữ chính sách trung lập mà “Mỹ căm ghét Miên, gây cho Miên nhiều khó khăn, ra sức bóp nghẹt kinh tế của Miên. Song nhiều nơi, nhân dân Miên sôi nổi biểu tình, ủng hộ chính sách trung lập, và phong trào chống Mỹ đang lan rộng. Nhân dân đã yêu cầu “Hãy vứt bỏ “viện trợ” Mỹ đi; nhân dân sẵn sàng đóng thêm thuế để bù đắp cho sự hao hụt của nước nhà. Nhiều công chức cũng đòi vứt bỏ “viện trợ” Mỹ, và sẵn sàng bớt tiền lương để đóng góp cho Chính phủ”.

Ông Xi-ha-núc nói: Ở các nước xưa nay thân Mỹ như Thái Lan và Phi Luật Tân, nay cũng có những đại biểu Quốc hội lên tiếng chất vấn chính phủ họ: “Vì sao không giữ chính sách trung lập? Vì sao mà tham gia khối Đông Nam Á để phải chi tiêu những món tiền khổng lồ về quân sự?”… “Bất cứ trường hợp nào, một nước độc lập quyết không chịu để cho nước ngoài can thiệp vào chính sách ngoại giao của mình”.

Về “viện trợ” Mỹ, ông Xi-ha-núc nói: “Mục đích cuối cùng của Mỹ là ép buộc những nước được “viện trợ” tham gia chống cộng”… “Mỹ gọi tôi là ngốc, là không dân chủ. Trong khi đó thì Mỹ khen Ngô Đình Diệm là dân chủ, vì Diệm đã vi phạm Hiệp nghị Giơ-ne-vơ”. Nói tóm lại, “Mỹ là bất lương”.

Ông Xi-ha-núc kết luận: Cao Miên sẽ đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, sẽ ủng hộ việc Trung Hoa vào Liên hợp quốc…

Lời tuyên bố của ông Xi-ha-núc là lẽ thẳng lời ngay, cho nên được toàn dân Cao Miên ủng hộ, và cũng được nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới ủng hộ.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 776, ngày 18-4-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.