Lòng trách nhiệm và chí cầu tiến là thế nào? - Trong sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc, bất kỳ việc to việc nhỏ đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc. Cho nên việc gì cũng quý, việc gì cũng cần. Công cuộc cách mạng là do nhiều việc nhỏ, nhiều bộ phận mà xây dựng nên. Nếu không có những việc nhỏ, những bộ phận nhỏ cộng lại, thì sẽ không thành việc lớn. Công việc xã hội cũng giống như cái đồng hồ, nếu thiếu 1 cái đinh nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cả cái đồng hồ.

Vì vậy, khi chúng ta phụ trách một công việc gì, bất kỳ to nhỏ, chúng ta cũng phải luôn luôn nhớ đến việc đó quan hệ với cách mạng, ảnh hưởng đến cách mạng. Chúng ta phải đưa toàn tâm toàn lực làm cho thành công, làm trọn nhiệm vụ. Chỉ làm cho xong chuyện, làm qua loa, tức là có hại cho cách mạng, có hại đến nhân dân.

Tư tưởng ta thông như vậy, thì gặp việc gì chúng ta cũng cẩn thận, cố gắng, quyết tâm làm cho vượt mức. Thế là lòng trách nhim.

Xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng phải ngày càng tiến. Chúng ta phải kháng chiến thắng lợi, phải thực hiện dân chủ mới, phải tiến đến chủ nghĩa xã hội, rồi tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta cũng phải luôn luôn phát triển, tiến lên không ngừng. Không tiến, tức là thoái.

Chúng ta quyết tâm cầu tiến bộ, quyết tâm vượt khó khăn, thì dù công việc to lớn như cải tạo xã hội, cải tạo thiên nhiên, chúng ta cũng làm được. Người Liên Xô đã đổi rừng hoang làm thành phố, biến bãi cát thành ruộng vườn, cũng vì có chí cu tiến không ngng. Vì vậy, mỗi người chúng ta đều phi có lòng trách nhim và chí cu tiến.

C.B.

---------

- Báo Nhân Dân, số 164, từ ngày 6 đến ngày 10-2-1954, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.405-406.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.