7 lãnh tụ công đoàn ở đảo Hônôlulu (thuộc địa Mỹ ở Thái Bình Dương) bị Chính phủ Mỹ truy tố là có xu hướng cộng sản. Đồng thời, Chính phủ Mỹ muốn mua chuộc một người trong 7 lãnh tụ ấy, tên là Han: nếu anh Han chịu chia rẽ công đoàn, thì Chính phủ Mỹ sẽ thôi kiện anh. Trước khi gặp mặt người của Chính phủ, anh Han đã bí mật đặt một máy thu thanh trong phòng anh. Khi người của Chính phủ nói những câu mua chuộc đê hèn ấy, thì máy thu thanh thu hết vào một cái băng ghi tiếng. Hôm sau, công đoàn đưa cái băng ấy phát thanh ra cho nhân dân toàn đảo nghe.

Thế là Chính phủ Mỹ bị lột mặt nạ. Nhưng vì “há miệng mắc quai” nên phải ngậm câm. Mà anh Han và công đoàn thì đã khéo dùng cách “lấy gậy chúng, đập lưng chúng”.

C.B.

----------

Báo Nhân Dân, số 69, ngày 7-8-1952, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.