Trong mấy năm chiến tranh, ngoài những mưu mô thâm độc khác, đối phương đã ném bom phá hoại các đê đập, nhằm mục đích làm cho nhân dân ta không cày cấy được mà chết đói. Song nhân dân ta không chịu thua. Đê đập to bị địch phá, thì ta đào mương con, đắp đập nhỏ, để lấy nước vào ruộng, tiếp tục cày cấy.

Hòa bình trở lại, nhân dân ta liền bắt tay vào việc làm lại các đê đập. Đập sông Chu là một trong những công trình to lớn ấy.

Hơn 270 cán bộ (chính trị và kỹ thuật), 100 công nhân lành nghề, 7.000 đồng bào dân công và 3 tiểu đoàn bộ đội địa phương, đã đồng tâm nhất trí, hăng hái thi đua, quyết làm lại đập, để đồng bào kịp thời tăng gia sản xuất.

Công trình ấy đã thu được kết quả tốt đẹp đầu tiên:

Sáng 15-12-1954 - viên đá đầu tiên ném xuống để ngăn sông.

Sau 15 tiếng đồng hồ thì ngăn được dòng nước.

Nửa đêm 17-12-1954 - nước bắt đầu chảy vào nông giang, trước tiếng hoan hô rầm trời của ngót một vạn người đã ra sức lao động. Đó là thêm một đòn nặng vào lưng đế quốc và lũ tay sai của chúng đang âm mưu phá hoại hòa bình.

Tục ngữ có câu “Mọi người đồng lòng, tát bể Đông cũng cạn”. Bể Đông còn tát cạn được, thì việc gì khó khăn tày trời cũng nhất định thành công.

Chúng ta khen ngợi anh chị em ở công trường sông Chu và các công trường khác. Đồng thời chúng ta cũng nhắn nhủ anh chị em: Vừa làm nhanh, vừa phải làm kỹ, làm tốt!

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 315, ngày 10-1-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.242-243.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.