Các hãng thông tin nước ngoài (21-10) báo tin rằng: Thủ tướng Mã Lai (người Mã Lai) và Thủ tướng Xanhgapua (người Anh) đang chuẩn bị đi gặp ông Trần Bình là lãnh tụ Giải phóng quân Mã Lai, để bàn vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Mã Lai.

Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân Nhật đánh chiếm Mã Lai, quân Anh bỏ chạy. Nhân dân Mã Lai tổ chức du kích chống Nhật. Năm 1945, các nước đồng minh thắng, quân Nhật thua, thực dân Anh trở lại Mã Lai, thi hành chính sách đế quốc như cũ. Nhân dân Mã Lai tức giận, các đội du kích Mã Lai thống nhất lại thành Quân giải phóng, chống thực dân Anh từ tháng 7-1948 đến nay.

Thực dân Anh có 250 nghìn binh sĩ, lại có hải quân và không quân. Mỗi năm chính phủ Anh phải tiêu tốn 500 triệu đồng bảng (1 đồng bảng Anh bằng 7 nghìn đồng ngân hàng ta). Thế mà đã hơn 7 năm nay, họ không làm gì nổi non 5 nghìn chiến sĩ giải phóng quân. Vì vậy, nay họ phải tìm cách giảng hoà.

Chuyện này chứng tỏ rằng: Nắm vững chính nghĩa, đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm chiến đấu, thì 5 nghìn chiến sĩ anh dũng vẫn chống nổi 25 vạn quân đội xâm lăng.

C.B.

------------

Báo Nhân Dân, số 623, ngày 16-11-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.