Từ năm 1951 đến 1954, Trung Quốc đã bắt được 230 tên mật thám Mỹ, 96 đài vô tuyến điện bí mật, 1.004 khẩu súng các cỡ, 179.000 viên đạn (chưa kể số đạn bắt được ở các vùng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Trung Nam).

Phần nhiều mật thám Mỹ nhảy dù xuống các nơi, rồi chúng tổ chức những trạm bí mật để thả dù, để chứa mật thám. Chúng dò xét những tin tức về chính trị, quân sự, kinh tế, tài chính và cả những tin tức về khí hậu.

Năm 1951: Chính phủ Mỹ công khai ghi vào ngân sách 100 triệu đôla để tổ chức và huấn luyện bọn phản động các nước, rồi thả dù chúng vào Liên Xô và các nước dân chủ mới; công việc của chúng là do thám tin tức và phá hoại. Trong những khoản Mỹ “viện trợ”các nước ngoài, một số khá lớn là dùng vào việc trinh thám.

Liên Xô và các nước dân chủ mới trừ được mật thám Mỹ, vì công an, quân đội và dân quân rất cảnh giác; nhưng một phần quan trọng là nhờ nhân dân rất cảnh giác và ra sức giúp chính quyền trong việc đề phòng và lùng bắt bọn mật thám. Dù bọn này quỷ quyệt mấy, chúng cũng không tránh khỏi hàng chục triệu lỗ tai, con mắt sáng tỏ của nhân dân.

Đó là một kinh nghiệm quý báu cho chính quyền và nhân dân ta.

C.B.

------

Báo Nhân Dân, số 347, ngày 12-2-1955, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.