Lyk là một sĩ quan trong hải quân Mỹ. Vì hai vợ chồng làm mật thám mà bị Trung Quốc bắt giam. Vừa rồi được Chính phủ Trung Quốc tha với những người Mỹ khác.

Đến Hương Cảng, y nói chuyện với các nhà báo: Khi còn chiến tranh ở Triều Tiên, y đã làm mật thám và đã đưa tình báo quân sự cho lãnh sự Mỹ, cho một viên bí thư ở sứ quán Anh và cho một nhân viên của sứ quán Hà Lan. Y nói tiếp:

"Chính phủ Trung Quốc rất khoan hồng. Đáng lẽ tôi bị 10 năm tù, nhưng họ chỉ làm án 6 năm và sau 4 năm, họ đã tha tôi. Khi ở trong tù, tôi được đãi ngộ rất tử tế".

Trả lời những câu hỏi của các nhà báo, y nói: "Trung Quốc thật thà muốn hòa bình... Trung Quốc là một thị trường rất to lớn. Mỹ cấm buôn bán với Trung Quốc là ngu dại và chính sách Mỹ đã thất bại, vì Trung Quốc cần thứ gì cũng mua được ở Liên Xô, ở Nhật Bản và ở các nước Đông Âu... Từ ngày giải phóng, Trung Quốc phát triển rất nhanh chóng. Tuy mức sống chưa bằng của người Mỹ, nhưng đời sống được cải thiện rất nhanh. Đối với một nước 600 triệu người, đó là một thành tích phi thường to lớn".

Y nói tiếp: "Mỹ giúp Tưởng Giới Thạch tức là can thiệp vào nội chính của Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch là như một xác chết chưa chôn. Trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, chắc Mỹ có thả vi trùng, vì chứng cớ đã rõ rệt và Trung Quốc không bịa đặt để tuyên truyền... Vì ủng hộ những kẻ cực kỳ thối nát, đê hèn như Tưởng Giới Thạch, Lý Thừa Vãn, cho nên lịch sử Mỹ đã bị vết nhọ".

Một nhà báo nhắc lại rằng: Khi được tha, vợ Lyk nói rằng mình không có tư cách làm một người cộng sản. Lyk trả lời: "Đúng như thế. Người rất tốt mới có thể làm đảng viên Đảng Cộng sản. Chắc có người bảo tôi bị "xích hóa", bị "tẩy não". Ai muốn nói gì thì nói. Về phần tôi, có thế nào, tôi nói thế ấy...".

Nếu người khác nói như Lyk, thì thiên hạ cho là tuyên truyền. Nhưng chắc không ai có thể nghi ngờ mật thám Mỹ tuyên truyền cho Trung Quốc.

C.B.

------------

- Báo Nhân Dân, số 577, ngày 1-10-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.10, tr.154-155.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.