Đầu tháng 12 này, Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Pháp và 3 bộ trưởng ngoại giao của 3 nước ấy đã họp hội nghị ở đảo Bécmuýt.

Trước ngày hội nghị - Tháng 11 vừa rồi, bộ trưởng ngoại giao Liên Xô đề nghị một cuộc hội nghị giữa 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp. Mục đích là để tìm cách giải quyết những vấn đề phương Tây. Kế đó, sẽ họp một cuộc hội nghị 5 nước: Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mỹ, Anh, Pháp. Mục đích là để tìm cách giải quyết những vấn đề phương Tây. Kế đó, sẽ họp một cuộc hội nghị 5 nước: Liên Xô, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mỹ, Anh, Pháp để tìm cách giải quyết những vấn đề Viễn Đông. Hai hội nghị đều nhằm mục đích làm cho tình hình thế giới bớt căng thẳng.

Đề nghị ấy được dư luận thế giới rất hoan nghênh.

Nhưng phe Mỹ lại muốn cứ giữ tình hình thế giới căng thẳng. Vì vậy, trước ngày khai hội 4 nước, chúng vội vàng khai hội tay 3 ở Bécmuýt để bàn bạc câu kết với nhau.

Các báo chí phản động Mỹ đã trắng trợn nêu lên những ý kiến như:

Trong cuộc hội nghị Bécmuýt, 3 nước Mỹ, Anh, Pháp cần nghiên cứu làm thế nào để tiếp tục chiến tranh lạnh, tiếp tục cuộc chạy thi binh bị.

Mục đích chính của Mỹ trong cuộc hội nghị Bécmuýt là ép buộc Phải phải thông qua hai hiệp ước Bôn và Pari (Hiệp ước này rất lợi cho quân phiệt Tây Đức là tay sai của Mỹ, rất nguy cho Pháp. Hầu hết nhân dân Pháp phản đối kịch liệt hiệp ước ấy. Báo chí Anh thì gọi hiệp ước ấy là "Giây thắt cổ Pháp").

Một mục đích nữa của Mỹ là đẩy mạnh vũ trang cho Tây Đức.

Tuy vậy mâu thuẫn giữa phe Mỹ vẫn nhiều. Báo chí Mỹ phải nhận rằng: về nhiều vấn đề, chẳng những Mỹ và Anh không đồng ý với nhau, mà còn trái hẳn nhau. Trong những vấn đề đó, quan trọng nhất là chính sách đối với Trung Quốc, đối với Ấn Độ, đối với Viễn Đông, đối với Tây Đức.

Trong cuộc hội nghị - Chúng tuyên truyền rất rầm rộ, làm như hội nghị Bécmuýt sẽ xử trí hết mọi vấn đề quan trọng, giải quyết được vận mệnh của thế giới, 170 đại biểu các nhà báo đến chực sẵn lấy tin tức của hội nghị để tung ra khắp bốn phương.

Nhưng phần lớn hội nghị lại họp bí mật! Họp bí mật, bởi vì sợ lộ tẩy những mâu thuẫn của phe Mỹ trong lúc bàn cãi.

Nhiều vấn đề rất quan trọng cũng chỉ thảo luận qua loa. Ví dụ vấn đề Viễn Đông cũng chỉ bàn trong hai tiếng đồng hồ.

Một việc mà mọi người biết rõ là: Mỹ ra sức gò ép Pháp phải mau mau thông qua hai hiệp ước Bôn và Pari. Mỹ đe dọa Pháp rằng: Nếu giữa tháng 3-1954 mà chưa ký xong, thì Quốc hội Mỹ có thể thay đổi thái độ...

Sau cuộc hội nghị - Mỹ thì hài lòng, Anh thì lừng chừng, Pháp thì thất vọng.

Các báo chí Pháp than phiền rằng: "Trong cuộc hội nghị này, Pháp lép về nhất.

"Chính thủ tướng Pháp và bộ trưởng ngoại giao Pháp đã không hoàn toàn đồng ý với nhau trong các vấn đề.

"Cuộc hội nghị này càng làm cho người ta thấy rõ: Tây Đức lăm le thay thế địa vị Pháp ở châu Âu.

"Thủ tướng Anh xem khinh thủ tướng Pháp. Các đại biểu Pháp đã mất hết lòng tự tôn rồi chăng? Sao không kháng nghị thái độ của thủ tướng Anh?

"Hội nghị này đã hoàn toàn thất bại. Nó chỉ tăng cường địa vị của Mỹ".

Một kết quả trong cuộc hội nghị này là do áp lực của phong trào hòa bình thế giới, Mỹ, Anh, Pháp đã đồng ý với Liên Xô đến đầu tháng 1-1954 sẽ họp hội nghị bốn bộ trưởng ngoại giao Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp tại Béclanh.

Những kết quả ấy lại làm cho Pháp lúng túng vì đầu tháng 1-1954, cũng như chính phủ mới Pháp chưa nhận việc hẳn hoi; thành thử đại biểu Pháp sẽ không đủ quyền ăn nói trong cuộc hội nghị tay tư ấy.

Một điều hay hay trong cuộc hội nghị Bécmuýt - Thủ tướng Pháp chỉ dự được một buổi họp đầu. Đến lúc bàn về vấn đề "Quân đội châu Âu", thì y ốm liệt giường liệt chiếu, không dự họp được. Tháng trước, trong lúc quốc hội thảo luận vấn đề ấy, bộ trưởng ngoại giao Pháp cũng chỉ dự được buổi đầu, rồi bất thình lình y cũng ốm liệt giường liệt chiếu. Phải chăng vấn đề gay go ấy đã gây nên một thứ bệnh chính trị, nó làm cho thủ tướng Pháp và bộ trưởng ngoại giao Pháp nay lần mai lữa, để tránh phải gánh một trách nhiệm nặng nề?

Kết luận: chúng ta có thể kết luận rằng: Cuộc hội nghị Bécmuýt là đầu voi đuôi chuột...!

C.B.
---------

Báo Nhân dân, số 154 ngày 16-12 đến 20-12-1953.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.