Ngoại giao Mỹ ưa dùng cách cô-bồi.

Vì Ai Cập mua vũ khí của Tiệp Khắc, cho nên Mỹ hậm hực, muốn phản đối.

Một hôm, Đại sứ Mỹ ở Ai Cập báo trước cho Tổng thống Nát-xe biết rằng: “Thứ trưởng ngoại giao Mỹ là Ê-len sẽ trình lên Ngài một bức thư của Đa-lét, trong thư lời lẽ rất cường ngạnh”.

Tổng thống Nát-xe nói: “Nếu Ê-len ngỏ ra một lời cường ngạnh, tôi sẽ lập tức đuổi y ra khỏi nhà tôi”.

Ít hôm sau, Đại sứ Mỹ lại nói với ông Nát-xe: “Ê-len rất lúng túng. Nếu đưa bức thư, thì sợ Ngài đuổi. Nếu không đưa, thì sợ Đa-lét đuổi”.

Tổng thống Nát-xe lại nhấn mạnh: “Nếu Ê-len đưa bức thư ấy, tôi sẽ đuổi y ra khỏi nhà ngay lập tức”.

Trước thái độ rắn rỏi của Tổng thống Nát-xe, Ê-len đã buông, không dám trình bức thư kia, mà chỉ nói vờ việc khác.

C.B.

---------

Báo Nhân Dân, số 881, ngày 1-8-1956, tr.2.

Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.