Xem các báo Việt và Pháp ở miền Nam, người ta càng thấy rõ cái “tự do” ấy là thế nào.

- Thiên đường di cư - “... các đồn điền cao su có thể cung cấp công việc cho những người di cư và các nhà chuyên trách đang cố gắng tổ chức họ tới làm việc trong những đồn điền ấy” (Báo Tự do, số 53).

Không cần phải nói, chắc bà con ai cũng biết số phận của những người “cu li” đồn điền cao su “sung sướng và tự do” thế nào!

- Tự do báo chí - Nha Thông tin Nam Việt ra lệnh cho các báo “phải cẩn thận khi dùng những danh từ: độc lập, tự do, dân chủ - để khỏi làm lợi cho đối phương”. Và “cấm những điệu múa Bình dân, Nông tác, Hòa bình...” (các báo Sài Gòn, 1-2-1955).

Thế là các báo được “tự do” nịnh hót đế quốc Mỹ và Ngô Đình Diệm, “tự do” tuyên truyền chiến tranh, “tự do” quảng cáo cho những điệu múa con gái ở truồng của Mỹ. Nhưng đối với những cái gì thuộc về độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ - thì chớ nói đến!

- Tự do đi lại - “Từ 28 tháng 2 trở đi, đàn ông phải có thẻ kiểm soát và giấy thông hành, đàn bà phải có giấy căn cước, ai không có thì sẽ bị phạt nặng” (Thông cáo của chính quyền Diệm, 7-2-1955).

Thế là đồng bào miền Nam có quyền “tự do” rộng rãi, như hồi thuộc Pháp vậy.

- Đoàn kết chặt chẽ - “Người ta lo lắng rất có thể nội chiến sẽ bùng nổ ở Nam Việt, vì quân đội Ba Cụt (Hòa Hảo) sắp chiếm vùng Cà Mau... 3 tờ báo công kích Ba Cụt bị ném lựu đạn hôm 14-2”.

Các nhà báo Sài Gòn đã đăng tin (cuối tháng 12-1954), Ba Cụt đã “quy thuận” và đoàn kết với chính quyền Diệm rồi kia mà?

- “Độc lập thật sự” - Hãng Thông tấn Mỹ U.P. (14-2): “Tướng Mỹ là Đanien thống trị quân đội Nam Việt và tổ chức việc phòng ngự”. Ngô Đình Diệm tuyên bố: “Từ hôm nay, Mỹ hoàn toàn phụ trách huấn luyện quân đội “quốc gia””.

Thế là Diệm thừa nhận bán đứt chủ quyền cho Mỹ và Mỹ thừa nhận phá hoại Hiệp định Giơnevơ.

C.B.

------

- Báo Nhân Dân, số 357, ngày 22-2-1955, tr.2.

- Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.332-333.


Tin liên quan

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Địa phương giàu, cả nước mạnh. Cả nước mạnh, địa phương giàu

Tôi rất tâm đắc với nội dung bài xã luận “Dân giàu nước mạnh; nước mạnh dân giàu” đăng trên báo Nhân Dân ngày 5/3/1988. Quan điểm về quan hệ kinh tế - xã hội giữa một người, một nhóm, một tập thể với cả nước, cả xã hội đã được trình bày rõ. Ở đây tôi muốn nêu một khía cạnh khác về mối quan hệ giữa cả nước và một địa phương, mà địa phương là bộ phận hợp thành của cả nước.